Thuế là gì? Khái niệm, vai trò và các loại thuế phổ biến hiện nay

Dù là doanh nghiệp mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm, chủ doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế định kỳ, từ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, đến thuế nhà thầu hoặc thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong vô số loại thuế phải kê khai và nộp, liệu chủ doanh nghiệp đã từng thật sự hiểu rõ: Thuế là gì? Vì sao doanh nghiệp phải đóng thuế? Và nguồn tiền đó được sử dụng như thế nào?
Trong bài viết này, Finan sẽ giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ bản chất và khái niệm “thuế là gì”, tầm quan trọng của thuế đối với hoạt động kinh doanh, và các loại thuế phổ biến mà doanh nghiệp cần quan tâm.
>> Mời bạn xem thêm:
Các chính sách phúc lợi nhân viên mà doanh nghiệp nên xây dựng!
Thông tư 32/2025/TT-BTC là gì? Những quy định mới nhất về hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp cần biết
Tờ khai Thuế GTGT: Hướng dẫn chi tiết và những điều cần biết
Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2025: Quy trình, thủ tục và cách làm online chi tiết
Tải phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (phần mềm HTKK) phiên bản 5.2.4 mới nhất
Thuế là gì?
Thuế là gì? Thuế là khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật, không gắn liền với lợi ích trực tiếp cho người nộp, nhằm phục vụ cho các mục tiêu công cộng. Đây là công cụ tài chính quan trọng giúp Nhà nước tạo ra nguồn thu ổn định để quản lý, điều hành và phát triển đất nước.
Ví dụ: Khi một doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng mỹ phẩm từ Hàn Quốc về Việt Nam, doanh nghiệp đó sẽ phải nộp thuế nhập khẩu theo tỷ lệ quy định. Đồng thời, khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng được tính trên giá trị của hàng hóa sau khi đã cộng thuế nhập khẩu. Đây là các khoản thuế bắt buộc mà doanh nghiệp phải hoàn thành trước khi được phép thông quan hàng hóa theo đúng quy định pháp luật.

>> Mời bạn xem thêm: Bật mí nguồn hàng sỉ quần áo chất lượng cho doanh nghiệp bán lẻ và chuỗi cửa hàng
Đặc điểm của thuế
Ngoài việc hiểu “Thuế là gì”, chủ doanh nghiệp cũng phải nắm rõ đặc điểm của thuế là khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền của cá nhân và tổ chức vào Ngân sách Nhà nước, nhằm đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động quản lý, phát triển và phục vụ lợi ích chung của xã hội. Một số đặc điểm nổi bật của thuế bao gồm:
1. Là nền tảng tài chính cho quyền lực Nhà nước
Thuế là tiền đề quan trọng để Nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản như xây dựng pháp luật, duy trì bộ máy hành chính, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội.
2. Phản ánh thực trạng của nền kinh tế
Chính sách thuế thường được điều chỉnh dựa trên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), mức thu nhập của người dân, lãi suất ngân hàng,… Điều này giúp thuế trở thành công cụ linh hoạt trong điều tiết và ổn định kinh tế.
2. Nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp
Người nộp thuế không được nhận lại một cách cụ thể hay trực tiếp những gì họ đã đóng. Thay vào đó, Nhà nước sử dụng nguồn thu này để phục vụ các nhu cầu chung của toàn xã hội như xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học, an ninh trật tự,…
>> Mời bạn xem thêm: Giải mã 7 nguyên tắc kế toán cơ bản: Nền tảng vững chắc cho báo cáo tài chính
Một số thuật ngữ về thuế cần nắm rõ
Thuật ngữ | Định nghĩa |
Thanh tra thuế | Đây là hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc được quy định trong pháp luật thuế hiện hành. |
Đăng ký thuế | Là việc người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin định danh của mình với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. |
Khấu trừ thuế | Là hình thức nộp thuế gián tiếp, theo đó người nộp thuế không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ nộp tiền, mà khoản thuế được khấu trừ trực tiếp vào thu nhập hoặc chi phí khi phát sinh giao dịch. |
Thuế suất | Là mức thuế được tính trên mỗi đơn vị giá trị tính thuế, áp dụng đối với đối tượng chịu thuế theo quy định pháp luật. |
Báo cáo thuế | Là một nhiệm vụ bắt buộc của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp, cần thực hiện theo chu kỳ thời gian nhất định theo quy định của pháp luật thuế. |
Thuế phụ thu surcharged | Khi thực hiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế, ngoài các khoản phí chính, doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại thuế và phụ phí (surcharge) liên quan. |
>> Mời bạn xem thêm: Kết chuyển lãi lỗ là gì? Cách hạch toán đầu năm, cuối năm chi tiết cho doanh nghiệp
Vai trò của thuế
Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, mà còn là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, phân phối lại thu nhập và định hướng hoạt động sản xuất – tiêu dùng trong xã hội. Cụ thể, vai trò của thuế được thể hiện rõ ràng trên hai phương diện: đối với nền kinh tế và đối với người dân.
1. Vai trò của thuế đối với nền kinh tế
1.1. Công cụ điều tiết chu kỳ kinh doanh
Thuế giúp điều tiết và ổn định nền kinh tế thông qua các chính sách tài khóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Cụ thể:
- Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc khủng hoảng, Nhà nước có thể thực hiện chính sách giảm thuế nhằm kích thích tiêu dùng, đầu tư và thúc đẩy sản xuất, qua đó hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế.
- Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng và có nguy cơ mất cân đối, Nhà nước có thể tăng thuế để thu hẹp đầu tư, kiểm soát lạm phát và ổn định ngân sách.
1.2. Phân bổ nguồn lực kinh tế hiệu quả
Thông qua chính sách thuế, Nhà nước có thể định hướng sự phát triển của các ngành nghề trong nền kinh tế. Cụ thể:
- Thuế có thể được sử dụng để khuyến khích các ngành nghề ưu tiên phát triển như công nghệ xanh, giáo dục, y tế,…
- Đồng thời, thuế cũng có thể hạn chế những ngành gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, chẳng hạn:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho các sản phẩm như thuốc lá, rượu bia nhằm giảm mức tiêu thụ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Thuế bảo vệ môi trường áp dụng với các doanh nghiệp gây ô nhiễm nhằm nâng cao ý thức tuân thủ quy định về môi trường.
1.3. Tạo nguồn tài chính cho đầu tư công
Thuế là nguồn thu quan trọng giúp Nhà nước có ngân sách để đầu tư vào các lĩnh vực thiết yếu phục vụ phát triển đất nước, bao gồm: giáo dục, y tế, giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Nhờ nguồn thu từ thuế, Nhà nước có thể thực hiện các chương trình an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
1.4. Điều tiết tích lũy và tái đầu tư
Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tích lũy và tái đầu tư của cả doanh nghiệp và cá nhân:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp cao có thể làm giảm lợi nhuận và hạn chế khả năng mở rộng sản xuất hoặc đầu tư mới của doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập cá nhân cao có thể ảnh hưởng đến động lực tiết kiệm và tiêu dùng của người lao động.
1.5. Góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập
Thuế là công cụ quan trọng giúp điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Những cá nhân hoặc tổ chức có thu nhập cao sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, đặc biệt thông qua các sắc thuế mang tính lũy tiến như thuế thu nhập cá nhân. Qua đó, Nhà nước có thể phân phối lại thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo và hướng tới sự công bằng xã hội.

>> Mời bạn xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Ý nghĩa của doanh thu thuần trong quản lý tài chính doanh nghiệp
2. Vai trò của thuế đối với người dân
Thuế đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của người dân, không chỉ ở phương diện nghĩa vụ tài chính mà còn trong việc điều tiết hành vi tiêu dùng và bảo đảm công bằng xã hội. Cụ thể:
2.1. Điều tiết nhu cầu tiêu dùng
Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động đến quyết định tiêu dùng của người dân:
- Khi thuế tăng, giá cả hàng hóa và dịch vụ thường tăng theo. Điều này làm giảm nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp, qua đó giúp kiểm soát chi tiêu và ổn định kinh tế trong các giai đoạn cần thiết.
- Ngược lại, khi thuế giảm, giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng giảm, làm gia tăng khả năng mua sắm và tiêu dùng. Việc này góp phần kích thích hoạt động sản xuất – kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.2. Bảo đảm bình đẳng và công bằng xã hội
Thuế là công cụ hiệu quả giúp Nhà nước điều tiết thu nhập và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội:
- Những cá nhân có thu nhập cao sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, theo cơ chế lũy tiến của một số sắc thuế, điển hình là thuế thu nhập cá nhân.
- Đối với các đối tượng có thu nhập thấp, gặp khó khăn hoặc thuộc diện chính sách, Nhà nước áp dụng các quy định về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện đảm bảo cuộc sống tối thiểu, góp phần thực hiện công bằng xã hội trên thực tế.

Sau khi hiểu rõ vai trò của thuế trong nền kinh tế và đời sống xã hội, mỗi cá nhân và tổ chức cần nhận thức sâu sắc hơn về thuế và trả lời cho câu hỏi “Thuế là gì”, không chỉ ở góc độ pháp lý mà còn ở khía cạnh trách nhiệm công dân. Nếu hiểu đúng “Thuế là gì”, chủ doanh nghiệp sẽ biết rằng không đơn thuần là khoản tiền phải nộp cho Nhà nước, mà còn là biểu hiện của sự đóng góp chung vào quá trình xây dựng quốc gia, phát triển hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì ổn định kinh tế.
Do đó, việc nắm vững khái niệm “thuế là gì”, hiểu đúng vai trò và bản chất của các sắc thuế là nền tảng để thực hiện nghĩa vụ tài chính một cách tự giác, minh bạch và hiệu quả. Đây cũng là cơ sở để từng cá nhân, doanh nghiệp đồng hành cùng Nhà nước trong việc thúc đẩy một môi trường kinh tế công bằng, bền vững và hiện đại.
>> Mời bạn xem thêm: Tổng quan Thông tư 78 về hóa đơn điện tử mà chủ doanh nghiệp cần biết
Các loại thuế ở Việt Nam
1. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập chịu thuế của cá nhân khi mức thu nhập vượt ngưỡng khởi điểm theo quy định của pháp luật. Đây là công cụ tài chính quan trọng giúp Nhà nước thực hiện phân phối lại thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
1.1. Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
- Công dân Việt Nam sinh sống và có thu nhập tại Việt Nam.
- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
- Cá nhân là người nước ngoài cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế từ các nguồn tại Việt Nam.
1.2. Một số nguồn thu nhập chịu thuế phổ biến gồm:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh.
- Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ trúng thưởng, quà tặng…
Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công) hoặc thuế suất toàn phần cố định (áp dụng với các loại thu nhập khác).

2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng (GTGT), còn gọi là VAT (Value Added Tax), là loại thuế gián thu đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng cuối cùng. Người tiêu dùng là người chịu thuế, trong khi doanh nghiệp là bên thu hộ và nộp thuế cho Nhà nước.
2.1. Bản chất của thuế GTGT
Thuế GTGT không đánh trên toàn bộ giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ, mà chỉ đánh trên phần giá trị gia tăng ở từng công đoạn của chuỗi cung ứng. Đây là hình thức thuế gián tiếp phổ biến, có tính trung lập cao và minh bạch.
2.2. Phương pháp kê khai thuế GTGT:
Doanh nghiệp có thể kê khai thuế GTGT theo một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp khấu trừ:
- Áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
- Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Đây là phương pháp phổ biến đối với doanh nghiệp quy mô vừa và lớn.
- Phương pháp trực tiếp:
- Áp dụng cho các cá nhân, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhỏ không đủ điều kiện khấu trừ.
- Thuế GTGT được tính trực tiếp trên doanh thu theo tỷ lệ quy định tùy theo ngành nghề.
- Ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện; nhược điểm là khó theo dõi hiệu quả thuế thực tế.
Ý nghĩa của thuế GTGT: Thuế GTGT là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và là công cụ điều tiết tiêu dùng, đảm bảo minh bạch trong hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống hóa đơn chứng từ.

3. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu, được áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo danh mục quy định của pháp luật. Đây là những mặt hàng có tính chất xa xỉ, không thiết yếu, hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
3.1. Đối tượng áp dụng thuế
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB. Trong đó, doanh nghiệp là đơn vị nộp thuế nhưng người tiêu dùng cuối cùng là người chịu thuế thông qua giá bán tăng thêm.
3.2. Mục đích của thuế TTĐB:
- Hạn chế tiêu dùng đối với những hàng hóa, dịch vụ không có lợi cho sức khỏe hoặc không khuyến khích sử dụng (như rượu, bia, thuốc lá…).
- Tăng thu ngân sách nhà nước từ các hoạt động tiêu dùng xa xỉ hoặc có ngoại hưởng tiêu cực.
- Điều tiết hành vi tiêu dùng và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
3.3. Một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB bao gồm:
- Rượu, bia, thuốc lá
- Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi
- Xăng, điều hòa công suất lớn
- Dịch vụ kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, casino, trò chơi có thưởng…
3.4. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán chưa có thuế GTGT hoặc theo phương pháp hỗn hợp, tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ.

>> Mời bạn xem thêm: 3 Giải pháp an toàn, bảo mật thay thế Excel trong việc theo dõi công nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Đây là nghĩa vụ tài chính bắt buộc đối với mọi tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh và có phát sinh thu nhập.
4.1. Đối tượng nộp thuế TNDN:
- Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Các tổ chức nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
- Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế.
4.2. Căn cứ tính thuế
Thuế TNDN được tính dựa trên công thức sau: Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế × Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập tính thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển – Thu nhập được miễn thuế.
- Thuế suất phổ thông hiện nay là 20% (có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi, hoặc doanh nghiệp đặc thù).
4.3. Ý nghĩa của thuế TNDN:
- Là nguồn thu ngân sách ổn định, phản ánh khả năng đóng góp của khu vực doanh nghiệp cho phát triển kinh tế.
- Góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thông qua cơ chế thuế công bằng và minh bạch.
- Là công cụ để Nhà nước khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên thông qua các chính sách ưu đãi thuế.

5. Thuế sử dụng đất
Thuế sử dụng đất là nguồn thu từ chủ thể sử dụng đất khi nhà nước đã giao đất người sử dụng đất thì chủ thể phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế.
6. Thuế xuất nhập khẩu
Đây là một loại thuế trực thu, áp dụng với cá nhân/tổ chức với mức tính thuế dựa theo giá trị mặt hàng xuất nhập khẩu.
7. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là khoản thu từ doanh nghiệp khai thác tài nguyên, theo sản lượng tài nguyên bị tính thuế, thuế suất, giá tính thuế.
8. Thuế bảo vệ môi trường
Để điều tiết hoạt động tác động đến môi trường, pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về việc thu thuế bảo vệ môi trường. Vậy thuế bảo vệ môi trường là gì? Bạn có thể tìm hiểu trong bài viết xem thêm dưới đây.
9. Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài (trước đây gọi là thuế môn bài) là một khoản thu bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất – kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm vào ngân sách nhà nước. Đây là một hình thức lệ phí hành chính, nhằm mục đích quản lý và thống kê các chủ thể kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.
9.1. Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo quy định pháp luật.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh doanh.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
9.2. Mức lệ phí môn bài được xác định dựa trên:
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức).
- Doanh thu hàng năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
9.3. Ý nghĩa của lệ phí môn bài:
- Giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt, thống kê và theo dõi hoạt động đăng ký kinh doanh trên địa bàn.
- Là một nguồn thu ngân sách địa phương ổn định và thường xuyên.
- Góp phần nâng cao ý thức tuân thủ nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

10. Lệ phí trước bạ
Đây là loại phí áp dụng cho trường hợp thực hiện sang tên, đăng ký quyền sở hữu, chuyển nhượng về đất, xe cộ, hoặc tài sản nào đó và mức thu này dựa trên giá trị của tài sản được quy định.

Hiểu rõ thuế là gì không chỉ giúp cá nhân và tổ chức thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật, mà còn nâng cao nhận thức về vai trò của thuế trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Việc nắm rõ khái niệm “thuế là gì” giúp các chủ kinh doanh hiểu được rằng thuế không đơn thuần là khoản đóng góp bắt buộc, mà còn là công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và duy trì ổn định vĩ mô. Khi mỗi người dân và doanh nghiệp ý thức đúng về định nghĩa “thuế là gì”, việc tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ trở nên chủ động, minh bạch hơn, qua đó góp phần xây dựng một môi trường kinh tế phát triển bền vững và có trách nhiệm.
>> Mời bạn xem thêm:
Excel có thực sự giúp theo dõi công nợ hiệu quả? 4 điều doanh nghiệp cần cân nhắc
Theo dõi công nợ bằng Excel: 5 lợi ích khiến doanh nghiệp nhỏ ưa chuộng
Hủy hóa đơn theo Thông tư 78 : Các bước thực hiện chi tiết cho doanh nghiệp
Hướng dẫn chi tiết 3 cách tra cứu thuế nhanh chóng – đơn giản
Hoàn thuế TNCN – Hướng dẫn chi tiết thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân từ A đến Z