[Recap] Chuyên gia tặng “bộ kit” chứa 3 tuyệt chiêu giải quyết thu hồi công nợ hiệu quả

Với hơn 800 lượt xem cùng lúc, buổi livestream “Tuyệt chiêu quản lý & thu hồi công nợ hiệu quả” đã diễn ra thành công rực rỡ! Chương trình đã cung cấp kiến thức về quản lý và thu hồi công nợ hiệu quả cho gần 150K chủ doanh nghiệp tham gia livestream, nhận gần 200 lượt tương tác trực tiếp và tiếp tục nhận được câu hỏi gửi về sau hơn 2 ngày kết thúc.

Finan (Sổ Bán Hàng) xin chân thành cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ truyền thông từ Tổ chức Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp & Kinh doanh (WISE) và VISA Foundation; xin gửi lời cảm ơn đến hai vị khách mời, anh Bùi Hải Long và anh Tạ Hữu Khánh, MC Thanh Giang cùng tất cả chủ doanh nghiệp đã tạo nên một Livestream đầy ý nghĩa.

Cùng Finan điểm lại những nội dung chính của chương trình “Tuyệt chiêu quản lý & thu hồi công nợ hiệu quả” trong bài viết recap dưới đây, đúc kết lại tuyệt chiêu hiệu nghiệm dành cho các chủ doanh nghiệp khi thu hồi công nợ.

>>Có thể bạn quan tâm: Chủ động nắm quyền quản lý tài chính – Bước đi vững chắc cho các doanh nghiệp SMEs thời đại số

Thông tin về chương trình

Livestream nằm trong chuỗi hoạt động được triển khai bởi Tổ chức Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE) và Finan (Sổ Bán Hàng), với sự tài trợ, đồng hành của VISA Foundation. Mục tiêu của buổi chia sẻ chính là tăng cường khả năng tiếp cận vốn và tăng trưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.

Chương trình có sự tham gia của hai diễn giả chính:

  • Bùi Hải Long: Giám đốc Phát triển Sản phẩm Finan/Sổ Bán Hàng.
  • Tạ Hữu Khánh: Trưởng Bộ phận Phát triển Chiến lược Kinh doanh Finan.

>>> Xem toàn bộ nội dung chương trình tại đây: https://www.facebook.com/sobanhang.vn/videos/495614319755657

Mục tiêu chia sẻ trong buổi livestream

Quản lý và thu hồi công nợ luôn là một trong những vấn đề gây đau đầu đối với các chủ doanh nghiệp. Việc nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn là cần thiết, nhưng nếu thực hiện không khéo thì có thể làm mất đi mối quan hệ với khách hàng. Ngược lại, nếu không chủ động thu hồi công nợ, dòng tiền của bạn sẽ bị thắt chặt, khiến việc vận hành doanh nghiệp trở nên khó khăn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho nhân viên và các chi phí khác.

Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, làm thế nào để thu hồi công nợ hiệu quả mà vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng? Đó là câu hỏi mà rất nhiều chủ doanh nghiệp đang đối mặt.

Chuyên gia tặng “bộ kit” chứa 3 skill giải quyết hiệu quả vấn đề nan giải thu hồi công nợ. Ảnh cap màn hình livestream.

Với kinh nghiệm tư vấn tài chính cho hơn 50 doanh nghiệp và startups, anh Tạ Hữu Khánh đã chia sẻ nhiều giá trị về quản lý dòng tiền trong buổi livestream. Các chủ doanh nghiệp đã nhận được “bộ kit” miễn phí từ anh Khánh, bao gồm 3 kỹ năng: Mindset, Skillset và Toolset, giúp giải quyết những vấn đề nan giải trong thu hồi công nợ.

>>Có thể bạn quan tâm: “Vượt ngàn chông gai” thu hồi công nợ: Lối thoát nào cho chủ doanh nghiệp bán sỉ?

1. Mindset: Hướng đi và tư duy hiệu quả để quản lý công nợ khoa học

Để thu hồi công nợ hiệu quả, tư duy quản lý đóng vai trò cốt lõi. Điều này bắt đầu từ việc hiểu rõ tầm quan trọng của việc thu hồi công nợ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có thể coi việc này như một nhiệm vụ phụ, nhưng thực tế, đó là một yếu tố quyết định trực tiếp đến dòng tiền và khả năng vận hành doanh nghiệp. Chính vì vậy, theo chuyên gia tư vấn tài chính Tạ Hữu Khánh, doanh nghiệp cần xác định mindset cụ thể trong:

  • Xây dựng chính sách công nợ rõ ràng: Doanh nghiệp cần thiết lập chính sách thanh toán minh bạch, bao gồm thời hạn và lãi suất nợ quá hạn, giúp khách hàng hiểu rõ nghĩa vụ và tạo căn cứ pháp lý khi cần.
  • Đánh giá lịch sử tín dụng khách hàng: Trước khi cấp tín dụng, doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ lịch sử tín dụng của khách hàng để giảm rủi ro nợ xấu và đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
  • Tư duy chủ động: Doanh nghiệp cần chủ động theo dõi và nhắc nhở khách hàng về nợ, sử dụng chiến lược nhắc nhở khéo léo để duy trì mối quan hệ và giữ vững dòng tiền ổn định.

2. Skill set:Kỹ năng thực chiến và Giải pháp thiết thực

Theo anh Hữu Khánh, kỹ năng quản lý công nợ không chỉ đơn thuần là việc nhắc nợ khách hàng. Điều này còn đòi hỏi một loạt các kỹ năng từ giao tiếp đến giải quyết vấn đề, giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng trong khi vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình.

  • Kỹ năng giao tiếp khéo léo: Nhân viên cần sử dụng ngôn ngữ tích cực để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nhấn mạnh lợi ích của việc thanh toán đúng hạn mà không tạo áp lực.
  • Kỹ năng đàm phán và thương lượng: Khi khách hàng gặp khó khăn tài chính, doanh nghiệp cần thương lượng các phương án thanh toán thay thế như trả góp hoặc kéo dài thời hạn, giúp thu hồi nợ và giữ mối quan hệ lâu dài.
  • Kỹ năng phân tích và đánh giá rủi ro: Doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro của từng khoản nợ để quyết định phương án xử lý phù hợp, như áp dụng biện pháp pháp lý hoặc bán nợ cho công ty thu hồi nợ chuyên nghiệp.
Kỹ năng quản lý công nợ không chỉ đơn thuần là việc nhắc nợ khách hàng mà còn yêu cầu nhiều yếu tố khác. Ảnh minh họa, Nguồn: Internet.

3. Tool set: Công cụ quản lý công nợ chuyên nghiệp và hiệu quả

Công cụ quản lý công nợ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp theo dõi, nhắc nhở và thu hồi công nợ một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Chính vì vậy, việc sở hữu một công cụ chuyên dụng cho vấn đề thu hồi công nợ là điều tất yếu của các doanh nghiệp.

Anh Bùi Hải Long cũng chia sẻ: Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều lựa chọn về công cụ hỗ trợ quản lý công nợ với các tính năng nổi bật như:

  • Tạo hóa đơn nhanh chóng, đặt lịch nhắc nợ tự động khéo léo cho cả hai bên, không sợ mất lòng.
  • Quản lý công nợ phải thu – phải trả chuẩn chỉnh, đảm bảo sự ổn định cho dòng tiền của doanh nghiệp.
  • Kiểm soát toàn bộ báo cáo, dữ liệu nhanh chóng, kịp thời mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị khác nhau.
  • Đa dạng phương thức thanh toán, đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng và doanh nghiệp.

Q&A – Hỗ trợ giải đáp các vấn đề thường gặp của chủ doanh nghiệp

Chương trình ghi nhận nhiều câu hỏi thú vị từ phía người tham dự cũng như các chủ doanh nghiệp gửi đến cho chương trình, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của doanh nghiệp với vấn đề thu hồi công nợ.

  1. Kinh doanh quy mô như thế nào thì công nợ trở nên quan trọng? – MC Thanh Giang đặt câu hỏi cho khách mời Hữu Khánh.

Anh Tạ Hữu Khánh giải đáp: Quản lý công nợ trở nên quan trọng ở mọi quy mô kinh doanh, từ cửa hàng tạp hóa nhỏ đến các tập đoàn lớn. Do đó, quản lý và thu hồi công nợ là yếu tố sống còn bất kể quy mô doanh nghiệp.

  1. Đâu là hậu quả khi doanh nghiệp không quản lý tốt công nợ? – MC Thanh Giang tiếp tục đặt câu hỏi cho khách mời Hữu Khánh.

Anh Tạ Hữu Khánh chia sẻ: Thông thường, có 5 “tử huyệt” khiến các chủ doanh nghiệp bị mất tiền:

  • Quản lý khoản phải thu – công nợ khách hàng
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Chi phí vận hành
  • Công nợ phải trả cho nhà cung cấp
  • Lãi vay ngân hàng

Đặc biệt, với các khoản phải thu – hay công nợ khách hàng, nhiều doanh nghiệp quản lý kém nên không đảm bảo được khoản thu. Các khoản khác thì phải chi đều đặn, thường xuyên nhưng khoản thu thì không có, dẫn đến chi nhiều hơn thu khiến dòng tiền doanh nghiệp lao đao. Từ đó, ảnh hưởng đến việc vận hành và mất khả năng chi trả các khoản quan trọng.

  1. Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp quản lý công nợ kém hiệu quả? – MC Thanh Giang đặt câu hỏi.

Anh Tạ Hữu Khánh chia sẻ: Thực tế, có 2 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang quản lý công nợ kém hiệu quả, đó là:

  • Doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn lưu động, phải xoay vòng nhiều nơi và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển.
  • Quản lý công nợ trên excel, không nắm rõ chi tiết của các khoản công nợ như phải thu bao nhiêu, thời gian đáo hạn khi nào, công nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng khoản phải thu.
Doanh nghiệp luôn trong tình trạng vay vòng vốn và công nợ lộn xộn trong excel là các dấu hiệu của việc quản lý kém hiệu quả. Ảnh minh họa, Nguồn: Internet.
  1. Phải làm sao khi khách hàng xin gia hạn thêm công nợ? (Chủ doanh nghiệp Lê Văn Bình gửi câu hỏi đến chương trình)

Anh Tạ Hữu Khánh giải đáp: Để giải quyết vấn đề này, chủ doanh nghiệp cần áp dụng “bộ kit” mà Khánh đã chia sẻ. Đầu tiên là về mindset, chủ doanh nghiệp cần xác địnhlại tư duy và định hướng ban đầu xem mình đã thực hiện đúng hay chưa. Sau đó, chúng ta sẽ xác định những quy trình, quản lý rủi ro cho vấn đề thu hồi.

Tiếp đến, chúng ta sẽ xét đến lịch sử công nợ của khách hàng và cần điều tra chi tiết để tìm ra vấn đề, lý do và thời gian gia hạn là bao lâu. Nếu khách hàng có thể trả lời rành mạch và rõ ràng các vấn đề này, chủ doanh nghiệp có thể đồng ý cho khách gia hạn. Ngược lại, nếu mọi thứ quá mông lung và khó xác định được, hãy áp dụng đúng quy tắc, chính sách để xử lý.

  1. Làm thế nào để quy trình nhắc nợ bớt vất vả hơn và chủ doanh nghiệp không cần dán thông báo nhân viên “nhắc nợ” vào các thời điểm cụ thể mỗi ngày? – MC Thanh Giang đặt câu hỏi.

Anh Bùi Hải Long chia sẻ: Chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc việc sử dụng các công cụ chuyên nghiệp để quá trình thu hồi công nợ diễn ra tiện lợi, nhanh chóng và khéo léo hơn. Các công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp tạo hóa đơn nhanh chóng, đặt lịch nhắc nợ tự động khéo léo cho cả hai bên, không sợ mất lòng.

  1. Ngoài công cụ thì đâu là những yếu tố giúp quá trình quản lý công nợ diễn ra hiệu quả hơn?MC Thanh Giang gửi câu hỏi từ chủ doanh nghiệp đến cho khách mời.

Anh Tạ Hữu Khánh giải đáp: Quản lý khoản phải thu, công nợ khách hàng thường có 3 phần gồm trước, trong và sau quá trình này. Nghệ thuật của quá trình này chính là khâu xử lý phần công nợ và điều cấp thiết là phải xây dựng quy trình thu hồi bài bản và cụ thể, phù hợp với tính chất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả một cách tối ưu, doanh nghiệp nên xem xét, cân nhắc đầu tư vào đội ngũ có kỹ năng để phát huy tốt hơn cùng sự hỗ trợ của công cụ.

  1. Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc hộ kinh doanh, ai sẽ người chịu trách nhiệm trong vấn đề quản lý công nợ? – MC Thanh Giang gửi câu hỏi từ chủ doanh nghiệp đến cho khách mời.

Anh Tạ Hữu Khánh giải đáp: Nếu không có đầy đủ nhân sự để thực hiện quy trình quản lý công nợ, doanh nghiệp có thể tận dụng các tính năng nổi bật của các công cụ chuyên nghiệp để thực hiện điều này.

  1. Làm sao để chủ động trong quá trình thu hồi công nợ?– MC Thanh Giang đặt câu hỏi.

Anh Bùi Hải Long chia sẻ: Bên cạnh sự hỗ trợ của các công cụ, đội ngũ nhân lực cùng quy trình bài bản, chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc đến chính sách “chiết khấu” để nắm phần chủ động trong quá trình thu hồi công nợ. Thông qua đó, chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc mức chiết khấu hấp dẫn khi khách thanh toán sớm hoặc trước hạn. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có thể dùng thẻ tín dụng trong việc quản lý công nợ, thiết lập thời hạn và mức lãi suất tương ứng để bản thân mình chủ động hơn trong quy trình này.

Việc thu hồi công nợ hiệu quả không chỉ dựa vào các công cụ và quy trình mà còn phụ thuộc vào tư duy chiến lược và sự khéo léo trong giao tiếp. Bằng cách kết hợp giữa tư duy quản lý khoa học, kỹ năng xử lý tình huống và sử dụng công cụ hiện đại, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình thu hồi công nợ, đảm bảo dòng tiền ổn định và phát triển bền vững.

Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của toàn thể Khách mời và chủ doanh nghiệp, những chia sẻ tâm huyết từ diễn giả và sự đồng hành của các bên đối tác đã cùng Finan (Sổ Bán Hàng) làm nên thành công của chương trình. Hẹn gặp lại các chủ doanh nghiệp tại những buổi Livestram sắp tới với nhiều nội dung chia sẻ hấp dẫn, chuyên sâu về tài chính, dòng tiền và quản lý vận hành nhé!