Tài sản dài hạn là gì? Phân biệt tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn là một trong những khái niệm quan trọng trong tài chính kế toán của doanh nghiệp. Vậy tài sản ngắn hạn là gì? Những điều gì cần lưu ý về loại tài sản này? Hãy cùng Finan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>Có thể bạn quan tâm: Chủ doanh nghiệp cần bao nhiêu kiến thức về thuế và tài chính để vận hành công ty?
1. Tài sản dài hạn là gì?
Tài sản là tất cả nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận trong tương lai từ việc đầu tư vào tài sản. Tài sản dài hạn (mã số 200) là những tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Khi lập Báo cáo tài chính, những khoản có kỳ hạn còn lại từ 12 tháng trở lên được phân loại là tài sản dài hạn.
Về cơ bản, tiêu chí phân loại tài sản trong doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào đặc điểm dịch chuyển giá trị tài sản, thời gian sử dụng tài sản theo chu kỳ hoạt động thông thường của đơn vị kế toán và niên độ kế toán (theo Giáo trình Nguyên lý kế toán, Học viện Tài chính).
Loại tài sản này có những đặc điểm sau:
- Tính thanh khoản thấp: không thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng mà không chịu tổn thất đáng kể về giá trị. Ví dụ như đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
- Thời gian sử dụng dài: Các tài sản này được doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian dài để hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chúng không được mua bán thường xuyên.
- Tính ổn định cao: Giá trị của loại tài sản này thường không thay đổi nhanh chóng theo các biến động kinh tế ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng có thể mất giá trị do hao mòn hoặc lỗi thời theo thời gian.
- Khả năng tạo ra giá trị lâu dài: Tài sản này thường góp phần tạo ra giá trị và lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp. Chúng là cơ sở vật chất quan trọng giúp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
2. Tài khoản 200 bao gồm những gì?
- Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210): Là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện toàn bộ giá trị của các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi từ 12 tháng trở lên hoặc vượt quá một chu kỳ sản xuất, kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Bao gồm các khoản như: Phải thu của khách hàng, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu nội bộ, phải thu từ cho vay, và các khoản phải thu khác (sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi).
- Tài sản cố định (Mã số 220): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
- Bất động sản đầu tư (Mã số 230): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo, gồm các loại bất động sản mà doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát nhằm cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán với mục đích kiếm chênh lệch, sinh ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Tài sản dở dang dài hạn (Mã số 240): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn tại thời điểm báo cáo.
- Đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác), như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
- Tài sản dài hạn khác (Mã số 260): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và tài sản dài hạn chưa được trình bày ở các chỉ tiêu khác tại thời điểm báo cáo.
>>Mới bạn xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán là gì? Bảng HTTKKT chuẩn nhất năm 2024
3. Cách tính tài khoản 200 trên bảng cân đối kế toán
Tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần của tài sản, tức là các khoản mục có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng sẽ được trình bày ở phía trên và được tính toán bằng cách cộng tổng giá trị của một số khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Cụ thể như sau:
Mã số 200 (TSDH) = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
Trong đó:
- Mã số 210 là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện toàn bộ giá trị của các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi từ 12 tháng trở lên hoặc vượt quá một chu kỳ sản xuất, kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
- Mã số 220 là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
- Mã số 230 là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
- Mã số 240 là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn tại thời điểm báo cáo.
- Mã số 250 là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác).
- Mã số 260 là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo
4. Quy định về mã số của tài sản dài hạn theo Thông tư 200
Mã số | Khoản mục chính | Khoản mục phụ |
210 | Các khoản phải thu dài hạn | Tài khoản 221 – Phải thu dài hạn của khách hàng Tài khoản 212 – Trả trước cho người bán dài hạn Tài khoản 213 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc Tài khoản 214 – Phải thu nội bộ dài hạn Tài khoản 215 – Phải thu về cho vay dài hạn Tài khoản 216 – Phải thu dài hạn khác Tài khoản 219 – Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi |
220 | Tài sản cố định | Tài khoản 221 – Tài sản cố định hữu hình + Tài khoản 222 – Nguyên giá + Tài khoản 223 – Giá trị hao mòn lũy kế Tài khoản 224 – Tài sản cố định thuê tài chính + Tài khoản 225 – Nguyên giá + Tài khoản 226 – Giá trị hao mòn lũy kế Tài khoản 227 – Tài sản cố định vô hình + Tài khoản 228 – Nguyên giá + Tài khoản 229 – Giá trị hao mòn lũy kế |
230 | Bất động sản đầu tư | Tài khoản 231 – Nguyên giá Tài khoản 232 – Giá trị hao mòn lũy kế |
240 | Tài sản dở dang dài hạn | Tài khoản 241 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn Tài khoản 242 – Chi phí xây dựng cơ bản dở dang |
250 | Đầu tư tài chính dài hạn | Tài khoản 251 – Đầu tư vào công ty con Tài khoản 252 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết Tài khoản 253 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác Tài khoản 254 – Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn Tài khoản 255 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn |
260 | Tài sản dài hạn khác | Tài khoản 261 – Chi phí trả trước dài hạn Tài khoản 262 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Tài khoản 263 – Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn Tài khoản 268 – Tài sản dài hạn khác |
5. Vai trò của tài sản dài hạn trong doanh nghiệp
- Vai trò quyết định trong vận hành doanh nghiệp:
- Tài sản dài hạn đóng vai trò quyết định trong việc vận hành và phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn và sở hữu khối lượng tài sản đáng kể.
- Việc cập nhật, cải tiến, đánh giá tình trạng và sử dụng hiệu quả các loại tài sản dài hạn như tài sản cố định hữu hình, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và phát triển ổn định.
- Thể hiện cơ sở vật chất và tiềm lực kinh tế:
- Tài sản dài hạn thể hiện cơ sở vật chất và tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp, là “thước đo” phản ánh sự phát triển và quy mô của từng loại hình doanh nghiệp.
- Các loại tài sản này, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình, có tác động lớn đến quá trình sản xuất và kinh doanh, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, ngân hàng, bảo hiểm.
- Thông tin quan trọng cho định giá và phân tích tài chính:
- Thông tin chính xác về tài sản dài hạn giúp các nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng và các đối tác khác dễ dàng định giá, phân tích báo cáo tài chính và đưa ra các đánh giá về giá trị doanh nghiệp cũng như tiềm lực kinh doanh.
- Khi doanh nghiệp báo cáo dòng tiền âm, điều này có thể phản ánh việc đầu tư vào các loại tài sản cố định có giá trị lớn, chỉ ra rằng doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng và mở rộng.
- Cam kết đầu tư cho phát triển:
- Cơ cấu và tỷ trọng từng loại tài sản dài hạn trong tổng giá trị tài sản thể hiện cam kết đầu tư cho phát triển của doanh nghiệp.
- Ví dụ, tài sản cố định hữu hình và bất động sản đầu tư thường đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, cho thuê mặt bằng, cung ứng dịch vụ khách sạn và lưu trú.
- Tạo ra lợi nhuận dài hạn:
- Các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tập đoàn lớn duy trì các khoản đầu tư tài chính dài hạn để thu về lợi nhuận đáng kể hàng năm.
- Tài sản dài hạn không chỉ là nền tảng quan trọng giúp duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh trong dài hạn mà còn góp phần tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho các mục tiêu tăng trưởng và phát triển tương lai.
Tóm lại, đây là loại tài sản đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển hoạt động của doanh nghiệp, từ việc thể hiện tiềm lực kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đến việc giúp định giá và phân tích tài chính, cũng như tạo ra lợi nhuận trong lâu dài.
>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn phân loại công nợ và hạch toán công nợ
6. Phân biệt tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
Có thể làm rõ sự khác biệt giữa 2 loại tài sản thông qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí | Tài sản dài hạn | Tài sản ngắn hạn |
Thời hạn | Có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo | Có thời gian tồn tại hoặc sử dụng không quá 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh |
Đặc điểm | – Có tính thanh khoản thấp, khó chuyển đổi thành tiền mặt. – Thời gian luân chuyển dài và có nhiều rủi ro liên quan đến biến động về giá trị. | – Có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. – Thời gian luân chuyển nhanh chóng và ít rủi ro liên quan đến biến động về giá trị. |
Phân loại | – Các khoản phải thu dài hạn – Tài sản cố định – Bất động sản đầu tư – Tài sản dở dang dài hạn – Các khoản đầu tư tài chính dài hạn – Tài sản dài hạn khác | – Tiền và các khoản tương đương tiền – Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn – Các khoản phải thu ngắn hạn – Hàng tồn kho – Tài sản ngắn hạn khác |
Khấu hao | Tài sản dài hạn được khấu hao theo quy định để phân bổ chi phí trong dài hạn | Tài sản ngắn hạn không được khấu hao. |
Giá trị | Ghi nhận theo phương pháp giá gốc | Đánh giá lại hàng kỳ |
Ý nghĩa | Là nền tảng để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh lâu dài. | Là nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn, chẳng hạn như thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, chi phí hoạt động hàng ngày,… |
Hy vọng bài viết trên của Finan đã đem lại cho quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích về Tài sản dài hạn trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng những chiến lược quản lý, phân bổ tài sản hợp lý, phát triển kinh doanh bền vững!
>>Có thể bạn quan tâm: Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập mẫu BCĐKT mới nhất
Trải nghiệm FinanBook tại đây: