Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh miễn phí – Tải ngay!

THUMBNAIL

Chủ doanh nghiệp đang dành hàng giờ để tổng hợp số liệu nhưng vẫn cảm thấy mơ hồ về tình hình kinh doanh và gặp khó khăn trong việc lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh?

Không có báo cáo rõ ràng, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng, ra quyết định chậm trễ và thậm chí có nguy cơ thua lỗ mà không biết rõ nguyên nhân là đâu. Trong bài viết này, Finan sẽ gợi ý cho bạn những mẫu báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn xác và miễn phí, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng.

>> Mời bạn xem thêm: 5 Bước lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn giúp tối ưu tài chính!

Tại sao doanh nghiệp cần một bảng báo cáo kết quả kinh doanh?

Một doanh nghiệp phát triển bền vững là một doanh nghiệp nắm rõ tình hình kinh doanh và sức khoẻ tài chính của mình. Vì thế, một bảng báo cáo kết quả kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp:

  • Tăng hiệu suất quản lý: Một bảng báo cáo bài bản giúp chủ doanh nghiệp theo dõi doanh thu, chi phí và lợi nhuận một cách trực quan, từ đó xác định các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh.
  • Đánh giá hiệu quả chiến dịch kinh doanh: Bạn vừa triển khai một chương trình khuyến mãi hay chiến lược marketing mới? Bảng báo cáo sẽ giúp bạn đo lường mức độ hiệu quả của từng hoạt động hoặc chiến dịch, từ đó tối ưu chi phí quảng cáo và tập trung vào những kênh mang lại doanh thu tốt.
  • Đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời: Dữ liệu chính xác và minh bạch giúp chủ doanh nghiệp dự đoán xu hướng phát triển, tối ưu ngân sách, và điều chỉnh chiến lược phù hợp. Từ đó, tránh rủi ro và tận dụng cơ hội kinh doanh triệt để.
  • Giúp cải thiện dòng tiền: Việc theo dõi dòng tiền đều đặn giúp doanh nghiệp tránh tình trạng thiếu hụt ngân sách, kiểm soát công nợ tốt hơn và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Hình minh hoạ, Nguồn: Internet

Từ khủng hoảng doanh số đến tăng 30% doanh thu nhờ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh rõ ràng

Một cửa hàng thời trang với 3 chi nhánh lớn, chủ doanh nghiệp chắc hẳn đã gặp không ít các vấn đề trong việc kiểm soát hiệu suất kinh doanh, chẳng hạn như:

  • Doanh thu giảm do không xác định được dòng sản phẩm nào bán chạy nhất.
  • Hàng tồn kho ngày càng nhiều -> khiến chi phí lưu kho tăng cao.
  • Chiến dịch quảng cáo không hiệu quả -> tiêu tốn ngân sách nhưng không tạo ra nhiều chuyển đổi.
  • Ra quyết định theo cảm tính, không có số liệu cụ thể để đánh giá xu hướng mua sắm của khách hàng.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng việc lập bảng báo cáo chuẩn, cửa hàng đã có những chuyển đổi tích cực đáng kể:

  • Có thể theo dõi doanh thu theo từng sản phẩm và danh mục: Cửa hàng nhận thấy được 70% doanh thu đến từ một số ít sản phẩm “best seller”.
  • Phân tích tỷ lệ tồn kho: Xác định hàng nào tồn kho lâu, mẫu hàng nào cần nhập thêm để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
  • Tối ưu ngân sách marketing: Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể tập trung ngân sách vào các dòng sản phẩm có lợi nhuận cao.
  • Dự báo nhu cầu và lên kế hoạch phù hợp: Căn cứ vào bảng báo cáo và dữ liệu bán hàng, cửa hàng có thể tối ưu chuỗi cung ứng, tránh thiếu hoặc thừa hàng hoá.

Và cuối cùng, sau khi ứng dụng bảng báo cáo kết quả kinh doanh một cách chuyên nghiệp, cửa hàng đã đạt được gì sau 3 tháng?

  • Tăng 30% doanh thu nhờ tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bán chạy.
  • Giảm 20% chi phí tồn kho.
  • Tăng 2x hiệu suất quảng cáo, giúp giảm lãng phí ngân sách marketing.
  • Cải tiến chiến lược bán hàng, từ đó tỉ lệ tăng doanh thu ngày càng cao.

Vì vậy, hãy dùng ngay những mẫu báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm soát doanh thu tốt hơn, tối ưu lợi nhuận và đưa ra quyết định phù hợp với định hướng của doanh nghiệp!

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Hình minh hoạ, Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: Lỗ hàng trăm triệu đồng mỗi tháng vì không theo dõi bảng báo cáo kết quả kinh doanh!

Tải và sử dụng mẫu báo cáo kết quả kinh doanh đúng cách

  1. Tải mẫu báo cáo kết quả kinh doanh 👇🏻
  • Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nămMẫu số B 02 – DN
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh giữa niên độ (bảng đầy đủ)Mẫu số B 02a – DN
  1. Nhập dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp vào các cột có sẵn.
  2. Theo dõi kết quả theo từng ngày, tuần, tháng để đánh giá hiệu suất một cách thường xuyên.
  3. Tuỳ chỉnh báo cáo theo nhu cầu của doanh nghiệp, chẳng hạn như thêm chỉ số, biểu đồ, bảng thống kê.

>> Mời bạn xem thêm: Tải Mẫu báo cáo tài chính Excel miễn phí, mới nhất – Doanh nghiệp nhỏ nên sử dụng ngay!

Mẹo tinh chỉnh bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo từng ngành hàng

Mỗi doanh nghiệp và ngành hàng sẽ có cách tiếp cận bảng báo cáo khác nhau. Dưới đây là một số mẹo giúp doanh nghiệp tuỳ chỉnh báo cáo theo từng lĩnh vực kinh doanh:

  • Bán lẻ: Thêm các chỉ số về tồn kho, doanh thu theo sản phẩm & danh mục, biên lợi nhuận theo sản phẩm, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
  • Ngành dịch vụ: Thêm các số liệu về lượng khách hàng theo tháng/ quý, doanh thu theo gói dịch vụ, giá trị trung bình trên mỗi khách hàng (ARPU), tỷ lệ giữ chân khách hàng.
  • Ngành F&B: Bổ sung các số liệu về chi phí nguyên liệu & giá vốn hàng bán (COGS), lợi nhuận theo từng món, tốc độ luân chuyển bàn & thời gian phục vụ, lượng khách trung bình theo khung giờ/ ngày.

Dù doanh nghiệp của bạn đang thuộc lĩnh vực nào, việc có một bảng báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết, rõ ràng, minh bạch sẽ giúp kiểm soát tình hình tài chính, tối ưu doanh thu và nâng cao hiệu suất kinh doanh hiệu quả.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Hình minh hoạ, Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: 6 Bài học quản lý tài chính thành công cho doanh nghiệp nhỏ

Tối ưu bảng báo cáo kết quả kinh doanh nhanh gọn, chuyên nghiệp cùng FinanBook ngay thôi!

FinanBook cung cấp bảng báo cáo kết quả kinh doanh tự động, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý tài chính hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro. Nhờ vào hệ thống báo cáo chính xác, cập nhật theo thời gian thực, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nhanh chóng mà không cần tốn thời gian cho các quy trình thủ công.

Với FinanBook, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể:

  • Theo dõi chỉ số tài chính chi tiết như doanh thu, chi phí, lợi nhuận và lãi vay, giúp đánh giá chính xác hiệu suất kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp.
  • Cập nhật dữ liệu theo thời gian thực: đảm bảo số liệu luôn chính xác, hỗ trợ doanh nghiệp phản ứng kịp thời trong mọi tình huống.
  • Hạn chế sai sót nhờ tự động tổng hợp và phân tích số liệu, giúp nâng cao độ chính xác và tối ưu hóa quản lý tài chính.
  • Hỗ trợ ra quyết định tài chính với các báo cáo chuyên sâu, giúp điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tối ưu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
  • Tích hợp với hệ thống quản lý kho và bán hàng, giúp doanh nghiệp kiểm soát dòng tiền hiệu quả, tránh tình trạng thiếu hụt ngân sách.
  • Cảnh báo tài chính tự động khi có biến động bất thường, giúp doanh nghiệp chủ động trong quản lý dòng tiền và tránh rủi ro tài chính.

>> Mời bạn xem thêm:

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn xác – tăng 50% doanh thu!

Chi phí tăng 30% mỗi năm vì không biết kiểm soát báo cáo kết quả kinh doanh

Từ làm thuê sang làm chủ: Giấc mơ đẹp hay thử thách chông gai? – Chuyện Làm Chủ tập 2