Hệ thống tài khoản kế toán là gì? Bảng HTTKKT chuẩn nhất năm 2024
Hệ thống tài khoản kế toán giúp doanh nghiệp phản ánh tình hình tài chính và vận động tài sản, là công cụ quan trọng trong quản lý kế toán và tài chính.
Hệ thống tài khoản là tập hợp những “chữ số” có giá trị pháp lý và cực kỳ quan trọng trong quản lý kế toán, tài chính. Vậy hệ thống tài khoản kế toán là gì và đâu là bảng HTTKKT chuẩn nhất theo Thông thư 200? Cùng Finan khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
>>Mời bạn xem thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?
1. Hệ thống tài khoản kế toán là gì?
Hệ thống tài khoản kế toán (HTTKKT) là một phần quan trọng trong lĩnh vực kế toán, giúp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế và tài chính. Nó phản ánh sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán theo từng thời điểm.
Bảng hệ thống tài khoản kế toán được hiểu là một tập hợp các tài khoản kế toán được dùng trong công việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán. Việt Nam sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ký hiệu bằng chữ số và được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp.
Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam hiện hành có 76 tài khoản cấp 1 và không có tài khoản ngoại bảng – Các tài khoản kế toán ngoài phần tên gọi còn được ký hiệu bởi chữ số. Trong đó tài khoản cấp 1 là những tài khoản tổng hợp phản ánh đối tượng ở dạng tổng quát. Các tài khoản cấp 1 được ký hiệu bởi 3 chữ số với ý nghĩa sau:
Ví dụ:
- 111: Tiền mặt
- 112: Tiền gửi ngân hàng
- 113: Phải thu đối với khách hàng
- 131: Phải thu đối với khách hàng
- 211: Tài sản hữu hình cố định
Trong đó:
- Chữ số đầu tiên chỉ loại tài khoản;
- Hai chữ số đầu tiên chỉ nhóm tài khoản trong loại;
- Chữ số thứ ba chỉ tài khoản cấp 1 thuộc nhóm được phản ánh
>>Mời bạn xem thêm: Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập mẫu BCĐKT mới nhất
2. Các loại tài khoản kế toán doanh nghiệp
Danh mục 10 loại tài khoản kế toán, bao gồm:
- Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn
- Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn
- Tài khoản loại 3: Nợ phải trả
- Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu
- Tài khoản loại 5: Doanh thu
- Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh
- Tài khoản loại 7: Thu nhập khác
- Tài khoản loại 8: Chi phí khác
- Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
- Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng
3. Đối tượng áp dụng HTTKKT
Căn cứ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, hệ thống tài khoản kế toán thường được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có thể sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 nhưng cần thông báo với cơ quan thuế trực thuộc và lưu ý phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sẽ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.
4. Yếu tố lựa chọn bảng hệ thống tài khoản kế toán
Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC về việc lựa chọn HTTKKT đã chỉ ra 3 yếu tố sau:
- Dựa vào tài sản, nguồn vốn và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Dựa vào nhu cầu quản lý thông tin của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào quyết định ban hành của Bộ Tài chính đối với mỗi loại HTTKKT cho từng đối tượng cụ thể. Ví dụ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có một hệ thống tài khoản riêng. Tuy nhiên, bảng hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có thể sử dụng cho mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn.
>>Có thể bạn quan tâm: Nguyên lý kế toán là gì? Tầm quan trọng của nguyên lý kế toán
5. Ý nghĩa của bảng HTTKKT
Giá trị thực sự bảng hệ thống kế toán mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:
- Cung cấp đầy đủ và chi tiết các thông tin số liệu tài sản và nguồn thu/chi một cách rõ ràng;
- Chính xác trên từng chữ số, thời gian; thể hiện rõ sự chênh lệch;
- Tiết kiệm thời gian và công sức kiểm kê; dễ dàng xem lại tại một thời điểm nhất định nào đó.
6. Bảng HTTKKT doanh nghiệp Việt Nam theo Thông tư 200 mới nhất
Bạn có thể tải bảng HTTKKT doanh nghiệp Việt Nam chuẩn nhất theo Thông tư 200 ngay tại đây:
Hệ thống tài khoản kế toán là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào báo cáo tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Đây là hệ thống phản ánh sát sao nhất tình trạng và sự biến động của các đối tượng hạch toán kế toán. Finan hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp có những góc nhìn tổng quát hơn trong các lĩnh vực kế toán nói chung.
>>Mời bạn xem thêm: Quản lý dòng tiền là gì? Quản lý dòng tiền doanh nghiệp mới nhất
(**) Thông tin tham khảo từ trang Thư viện Pháp luật