Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn kế toán

Thumbnail

Doanh nghiệp của bạn đang nỗi lực kinh doanh mỗi ngày, đơn hàng liên tục tăng, nhưng khi tổng kết cuối tháng, lợi nhuận lại không như mong đợi? Thì chắc chắn rằng bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Bởi một bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ bức tranh tài chính tổng thể và đưa ra những “nước đi” chính xác hơn.

Vì vậy, hãy cùng Finan tìm hiểu ngay cách lập bảng báo cáo hoạt động kinh doanh chuẩn kế toán, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn!

>> Mời bạn xem thêm: Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh miễn phí – Tải ngay!

Định nghĩa và tầm quan trọng của bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement) là một trong những tài liệu tài chính quan trọng nhất giúp doanh nghiệp theo dõi doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong một kỳ kế toán.

Doanh nghiệp cần lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh nhằm:

✅ Giúp chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh doanh.

✅ Xác định điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu doanh thu và chi phí.

✅ Hỗ trợ lập kế hoạch tài chính, tối ưu chiến lược phát triển.

✅ Là tài liệu bắt buộc khi làm việc với ngân hàng, nhà đầu tư hoặc cơ quan thuế.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Ảnh minh hoạ, Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: 5 Bước lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn giúp tối ưu tài chính!

Các chỉ số quan trọng cần có trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Để tuân thủ một bảng báo cáo chuẩn chỉnh, cần bao gồm những mục sau:

  • Doanh thu thuần (Net Revenue): Tổng doanh thu sau khi trừ chiết khấu, giảm giá và hàng trả lại.
  • Giá vốn hàng bán (COGS): Chi phí trực tiếp để sản xuất hoặc mua hàng hóa/dịch vụ.
  • Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán (COGS).

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng (COGS).

  • Chi phí hoạt động (Operating expenses): Các khoản chi cho vận hành như lương, thuê mặt bằng, quảng cáo, marketing…
  • Lợi nhuận trước thế (EBIT) = Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate tax): Khoản thuế phải nộp theo quy định pháp luật.
  • Lợi nhuận ròng (Net Profit): Khoản lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp sau khi trừ tất cả các chi phí, bao gồm thuế và lãi vay.

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp

💡Mẹo hay: Doanh nghiệp nên theo dõi chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp (%), tỷ suất lợi nhuận ròng (%) để đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thời gian.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Ảnh minh hoạ, Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính lợi nhuận ròng chính xác nhất

Mẹo lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn và nhanh chóng

1. Sử dụng công thức tự động trên Excel hoặc Google Sheets

  • Hàm SUM, IF, VLOOKUP để tự động tính toán doanh thu và lợi nhuận.
  • Thiết lập bảng Pivot Table để phân tích dữ liệu nhanh hơn.
  • Áp dụng định dạng có điều kiện để dễ dàng theo dõi xu hướng doanh thu.

2. Lập bảng báo cáo theo từng giai đoạn (theo tháng, quý, năm)

  • Báo cáo theo tháng giúp doanh nghiệp điều chỉnh nhanh chiến lược.
  • Báo cáo theo quý dùng để đánh giá xu hướng tăng trưởng.
  • Báo cáo theo năm phục vụ cho kế hoạch dài hạn và thu hút nhà đầu tư.

3. Trình bày báo cáo chuyên nghiệp theo chuẩn kế toán

  • Sử dụng biểu đồ trực quan để so sánh doanh thu, lợi nhuận qua các tháng.
  • Đánh dấu màu sắc rõ ràng giúp phân biệt doanh thu – chi phí – lợi nhuận.
  • Ghi chú các khoản biến động bất thường để làm rõ nguyên nhân thay đổi.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Ảnh minh hoạ, Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn xác – tăng 50% doanh thu!

Các công cụ hỗ trợ lập báo cáo kết quả kinh doanh

  • Google Sheets và Excel: Tích hợp công thức tự động, dễ dàng cập nhật dữ liệu.
  • Phần mềm kế toán Fast Accounting, Smart Pro, Bravo,..: Hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi tài chính chuyên sâu.
  • Các phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính như FinanBook, Oracle NetSuite,…

FinanBook mang đến bảng báo cáo kết quả kinh doanh tự động, giúp doanh nghiệp vừ và nhỏ tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và nâng cao độ chính xác trong quản lý tài chính. Với hệ thống cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, doanh nghiệp có thể theo dõi và phân tích tài chính một cách nhanh chóng, từ đó ra quyết định hiệu quả hơn.

Những lợi ích khi sử dụng FinanBook:

  • Giám sát tài chính toàn diện: Tự động tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giúp đánh giá tình hình kinh doanh chính xác.
  • Dữ liệu luôn mới nhất: Số liệu được cập nhật theo thời gian thực, hỗ trợ doanh nghiệp phản ứng nhanh trước mọi biến động.
  • Tối ưu quy trình, hạn chế sai sót: Hệ thống tự động giúp giảm lỗi nhập liệu, tăng độ chính xác của báo cáo tài chính.
  • Ra quyết định tài chính nhanh chóng: Báo cáo chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược, tối ưu ngân sách.
  • Tích hợp hệ thống quản lý khác: Đồng bộ với kho hàng, bán hàng để theo dõi dòng tiền và dự báo tài chính chính xác.
  • Cảnh báo rủi ro tài chính: Hệ thống tự động phát hiện biến động bất thường, giúp kiểm soát chi tiêu hiệu quả.

Với FinanBook, doanh nghiệp không còn phải lo lắng về việc quản lý tài chính thủ công mà có thể tập trung hoàn toàn vào phát triển và mở rộng kinh doanh.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Từ mơ hồ đến tăng trưởng 40% doanh thu nhờ bảng báo cáo kết quả kinh doanh hiệu quả

Một công ty startup về thương mại điện tử đang phải đối mặt với vô vàn thách thức khi không có bảng báo cáo chuẩn:

Không nắm rõ sản phẩm nào có biên lợi nhuận tốt nhất.

Chi tiêu quảng cáo dàn trải, không tập trung vào sản phẩm hiệu quả.

Hàng tồn kho cao, gây lãng phí vốn.

Sau khi lập bảng báo cáo một cách chỉnh chu, doanh nghiệp có thể:

Xác định top các sản phẩm tạo ra 80% doanh thu, từ đó tập trung vào ngân sách quảng cáo cho nhóm này.

Tối ưu hàng tồn kho, ngừng nhập hàng các sản phẩm kém hiệu quả và tiệt kiệm chi phí hơn.

Tăng 40% doanh thu sau 6 tháng nhờ điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp dựa trên báo cáo.

>> Mời bạn xem thêm:

Hơn 60% doanh nghiệp gặp khó khăn vì không dự báo tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh

Từ làm thuê sang làm chủ: Giấc mơ đẹp hay thử thách chông gai? – Chuyện Làm Chủ tập 2

5 Bước tạo bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuyên nghiệp