Bảng báo cáo kết quả kinh doanh – Những sai lầm thường gặp và cách khắc phục

thumbnail

Liệu bạn có biết rằng những sai sót trong báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến những con số trên giấy tờ, mà còn ảnh hưởng đến quyết định tương lai của doanh nghiệp? Hàng loạt doanh nghiệp đã phải đối mặt với những thách thức do đã bỏ qua các chi tiết quan trọng trong bảng báo cáo. Thế nên, hãy cùng Finan nhận diện các lỗi sai phổ biến khi lập bảng báo cáo và cách khắc phục giúp báo cáo trở nên chính xác, rõ ràng và hiệu quả hơn.

>> Mời bạn xem thêm: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn xác – tăng 50% doanh thu!

Tại sao bảng báo cáo kết quả kinh doanh lại cần thiết đối với doanh nghiệp?

Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động như hiện nay, những con số không chỉ phản ánh hiệu suất mà còn quyết định sự thành công hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Một bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn xác và chỉnh chu có thể giúp công ty tối ưu chiến lược và nắm bắt cơ hội phát triển. Tuy nhiên, sai sót trong báo cáo có thể kéo theo những quyết định sai lầm về sau, ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Hình minh hoạ, Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: 5 Bước lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn giúp tối ưu tài chính!

Các lỗi phổ biến khi lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh và cách khắc phục hiệu quả

1. Nhập sai số liệu

Sai sót trong nhập liệu là lỗi phổ biến nhất với các doanh nghiệp, đặc biệt là nhập số liệu một cách thủ công. Một con số sai lệch nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đánh giá “sức khoẻ tài chính” và định hướng kinh doanh của công ty. Các nguyên nhân có thể là:

  • Nhập dữ liệu thủ công và không kiểm tra chéo.
  • Thiếu công thức kiểm tra lỗi trong các công cụ như Excel và Google Sheets.
  • Không có hệ thống cảnh báo khi có dữ liệu bất thường.

Để khắc phục các lỗi sai, doanh nghiệp nên:

  • Sử dụng phần mềm kế toán có tính năng tự động kiểm tra số liệu.
  • Thiết lập công thức kiểm tra chéo trong Google Sheets hoặc Excel.
  • Thực hiện kiểm toán nội bộ định kỳ để phát hiện lỗi sai tức khắc.

2. Bỏ sót các chi phí ẩn

Chi phí ẩn là những khoản chi phí không dễ nhận thấy nhưng có tác động lớn đến lợi nhuận, bao gồm:

  • Khấu hao tài sản: Máy móc, thiết bị, văn phòng phẩm đều mất giá theo thời gian.
  • Chi phí bảo trì: Các hệ thống, phần mềm và cơ sở vật chất cần được bảo trì thường xuyên.
  • Lãi vay: Nếu doanh nghiệp vay vốn mà không tính toán kỹ lưỡng, khoản lãi có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thực tế.

Để hạn chế những sai sót ấy, doanh nghiệp nên:

  • Lập danh mục tất cả các chi phí tiềm ẩn và cập nhật định kỳ.
  • Sử dụng phần mềm quản lý chi phí để theo dõi và dự báo các khoản chi phí này.
  • Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn để hạn chế rủi ro phát sinh.

3. Định dạng báo cáo khó đọc

Một báo cáo rối mắt, số liệu thiếu tổ chức, hoặc không thể hiện trực quan bằng biểu đồ minh hoạ có thể gây khó khăn trong việc phân tích thông tin.

  • Bảng dữ liệu dài, không có điểm nhấn trực quan.
  • Sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên sâu mà không giải thích, gây khó hiểu cho người đọc không chuyên.
  • Không có biểu đồ hỗ trợ, khiến thông tin trở nên khô khan.

Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ trở nên rõ ràng và dễ đọc hơn khi doanh nghiệp:

  • Sử dụng các biểu đồ trực quan như cột, đường hoặc tròn để minh hoạ số liệu và xu hướng.
  • Nhóm các chỉ số quan trọng vào các mục dễ hiểu và làm nổi bật.
  • Áp dụng template báo cáo chuyên nghiệp giúp trình bày dữ liệu một cách khoa học và dễ theo dõi hơn.
Hình minh hoạ, Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm: Mất 50% lợi nhuận vì không theo dõi báo cáo kết quả kinh doanh theo thời gian thực!

Cách giúp báo cáo trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn

1. Thiết lập quy trình kiểm tra chéo dữ liệu

Trước khi khi hoàn thiện báo cáo, doanh nghiệp cần có một hệ thống kiểm tra chéo để đảm bảo tính chính xác của số liệu. Quy trình này có thể bao gồm việc đối chiếu dữ liệu từ nhiều nguồn, sử dụng các công thức kiểm tra trong Excel hoặc Google Sheets, và thực hiện kiểm toán nội bộ định kỳ.

2. Ứng dụng phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính

Các công cụ như FinanBook, QuickBooks, Xero giúp doanh nghiệp tự động hóa việc nhập liệu, đối chiếu tài chính và phát hiện sai sót nhanh chóng. Những phần mềm này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu lỗi do con người gây ra.

FinanBook giúp doanh nghiệp theo dõi báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết với các mục quan trọng như doanh thu, chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, giúp người dùng có cái nhìn trực quan và dễ dàng quản lý tài chính.

Khi sử dụng FinanBook, doanh nghiệp có thể:

  • Theo dõi chi tiết các chỉ số tài chính: Doanh nghiệp có thể nắm rõ từng hạng mục quan trọng như doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, chi phí hàng bán, lợi nhuận gộp, chi phí vận hành, lãi vay, lợi nhuận trước thuế,… giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh trong từng giai đoạn.
  • Dữ liệu được cập nhật tự động: Thông tin tài chính được cập nhật theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình tài chính ngay lập tức.
  • Giảm thiểu sai sót trong báo cáo: Phần mềm tự động tổng hợp số liệu, hạn chế tối đa các lỗi do nhập liệu thủ công.
  • Hỗ trợ phân tích chi phí và lợi nhuận: Giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác định điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tài chính.
  • Tối ưu hóa quyết định tài chính: Từ các con số và báo cáo chi tiết, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp về cắt giảm chi phí, đầu tư mở rộng hoặc điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp hơn trong tương lai.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

>> Mời bạn xem thêm: 6 Bài học quản lý tài chính thành công cho doanh nghiệp nhỏ

3. Tối ưu hóa báo cáo bằng template chuyên nghiệp

Sử dụng mẫu báo cáo có sẵn giúp đảm bảo bố cục khoa học, dễ đọc, và giúp người xem nhanh chóng nắm bắt được tình hình tài chính. Các template này có thể tích hợp biểu đồ trực quan và các công cụ lọc dữ liệu để nâng cao hiệu quả phân tích.

Việc cải thiện chất lượng báo cáo không chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính mà còn hỗ trợ quá trình ra quyết định hiệu quả hơn.

Sai lầm nhỏ trong báo cáo khiến doanh nghiệp thất thoát lớn và cách doanh nghiệp khắc phục – tối ưu hoá và tiết kiệm 20% chi phí

Một doanh nghiệp thương mại điện tử gặp khó khăn trong việc quản lý bảng báo cáo kết quả kinh doanh bởi:

  • Nhập liệu sai dẫn đến doanh thu bị tính toán nhầm.
  • Bỏ sót chi phí vận hành như phí lưu kho, khấu hao thiết bị và chi phí hoàn trả sản phẩm
  • Báo cáo không trực quan, khiến bộ phận tài chính mất nhiều thời gian phân tích số liệu.

Doanh nghiệp đã “xóa sổ” các sai lầm đó bằng cách:

  • Sử dụng phần mềm kế toán tự động để kiểm tra và nhập liệu chính xác.
  • Xây dựng hệ thống báo cáo chi tiết về các loại chi phí tìm ẩn.
  • Thiết lập dashboard trực quan với biểu đồ phân tích doanh thu và chi phí.

Doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu gì sau khi khắc phục?

  • Giảm 30% thời gian xử lý báo cáo tài chính.
  • Tiết kiệm 20% chi phí vận hành do nhận diện và tối ưu các khoản chi phí ẩn.
  • Cải thiện độ chính xác của dữ liệu tài chính, giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.

Việc cải thiện chất lượng báo cáo không chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính mà còn hỗ trợ quá trình ra quyết định hiệu quả hơn, đảm bảo sự phát triển lâu dài.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Hình minh hoạ, Nguồn: Internet

>> Mời bạn xem thêm:

Từ làm thuê sang làm chủ: Giấc mơ đẹp hay thử thách chông gai? – Chuyện Làm Chủ tập 2

85% doanh nghiệp thất bại vì không theo dõi báo cáo kết quả kinh doanh!

Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh miễn phí – Tải ngay!