Nâng cao năng lực quản trị tài chính – Tháo gỡ nút thắt để các doanh nghiệp SME thuận buồm vay vốn
Mặc dù nền kinh tế đang dần hồi phục, đặc biệt kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ; nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế Giới, 65% doanh nghiệp SME Việt Nam hiện đang đối diện với tình trạng thiếu hụt vốn nghiêm trọng. Vậy đâu là giải pháp để tháo gỡ nút thắt tài chính này và mở rộng cánh cửa vay vốn cho các doanh nghiệp?
65% doanh nghiệp SME đang thiếu hụt vốn, tài chính khó khăn
Theo dự báo của Ngân hàng Thế Giới (WB) trong “Báo cáo SME Việt Nam năm 2023”, số lượng doanh nghiệp SME tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng mạnh lên 2,4 triệu vào năm 2030, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Mặc dù đóng góp hơn 40% GDP và được xem là “xương sống” của nền kinh tế, các doanh nghiệp này lại đang gặp phải bài toán lớn về tài chính.
Một báo cáo gần đây cho thấy, 65% doanh nghiệp SME đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để duy trì và mở rộng hoạt động. Phần lớn là do khả năng vay vốn từ ngân hàng gặp nhiều trở ngại. Các tiêu chí vay vốn khắt khe, thủ tục phức tạp và lãi suất cao khiến nhiều doanh nghiệp phải rơi vào tình cảnh thiếu hụt tài chính.
Thực trạng này dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh. 52% doanh nghiệp buộc phải cắt giảm sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động trong khi 48% còn lại phải tiến hành sa thải nhân viên để cân đối chi phí. Đây là một vòng luẩn quẩn, khi thiếu vốn dẫn đến cắt giảm nhân sự, sản xuất giảm sút và từ đó doanh nghiệp lại càng khó mở rộng hay duy trì hoạt động.
>>> Xem thêm: 13 điều lưu ý về quản lý tài chính khi kinh doanh online
Nút thắt trong năng lực quản trị tài chính
Sự khó khăn về tài chính không chỉ bắt nguồn từ việc thiếu vốn mà còn là từ năng lực quản trị tài chính yếu kém của nhiều doanh nghiệp SME. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam bắt đầu từ những hoạt động kinh doanh tự phát như hộ gia đình hoặc cá nhân buôn bán nhỏ lẻ. Chính vì thế, phương thức quản trị tài chính và kinh doanh chưa thật sự bài bản, dẫn đến những khó khăn trong việc thuyết phục ngân hàng cấp vốn vay.
Không có phương án kinh doanh hiệu quả
Theo ông Ngô Bình Nguyên, Giám đốc Khối Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), một trong những lý do lớn nhất khiến các ngân hàng không đồng ý cho vay là do các doanh nghiệp không có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp cần trình bày được các phương án phát triển sản phẩm, dịch vụ và các kế hoạch tài chính cụ thể để chứng minh khả năng sinh lời và tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp SME, kế hoạch kinh doanh thường chỉ là phác thảo sơ lược, thiếu chi tiết và khả năng thực hiện không cao. Điều này làm ngân hàng lo ngại và không thể đưa ra quyết định cấp vốn.
Rào cản pháp lý
Ngoài việc không có kế hoạch kinh doanh hiệu quả, các rủi ro pháp lý cũng là một yếu tố cản trở doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn. Khi tham gia vào các giao dịch tín dụng, doanh nghiệp cần phải tuân thủ những yêu cầu pháp lý rất nghiêm ngặt. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiểu rõ về các quy định pháp lý liên quan đến tài chính và tín dụng, điều này dẫn đến việc gặp khó khăn khi làm việc với các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
Hạn chế về tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo luôn là một yêu cầu quan trọng khi vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp SME, tài sản thế chấp không đủ lớn hoặc không đủ giá trị để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn mà còn gây khó khăn trong việc thuyết phục các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp các gói hỗ trợ tài chính.
Ông Ngô Bình Nguyên cho biết thêm rằng một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là sự không minh bạch giữa tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng dòng tiền doanh nghiệp cho các mục đích cá nhân, dẫn đến việc khó kiểm soát và đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
“Sự không minh bạch đó bị lẫn lộn, dẫn đến là không nhìn thấy được bức tranh thực tế của doanh nghiệp, tạo ra điểm mờ và có thể gây nguy hiểm nếu đi đến các quyết định tín dụng cho doanh nghiệp”, ông Nguyên nói.
Nâng cao năng lực quản trị tài chính – Tháo gỡ nút thắt để doanh nghiệp “thuận buồm” vay vốn
Trước hết, với những khó khăn về tài chính mà các doanh nghiệp SME đang gặp phải, giải pháp không chỉ đơn giản là tìm thêm nguồn vốn mà quan trọng hơn, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực quản trị tài chính và thay đổi cách tiếp cận với nguồn vốn vay. Thay vì chỉ dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng, doanh nghiệp cần cân nhắc các phương án tài chính khác như thuê tài chính, tài trợ chuỗi cung ứng hoặc các hình thức gọi vốn từ nhà đầu tư. Điều này giúp doanh nghiệp tránh phụ thuộc vào một nguồn tín dụng duy nhất và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Hai là, để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, bản thân các SME cần khắc phục những hạn chế đang gây cản trở trong việc ngân hàng đưa ra quyết định cho vay như cải thiện khả năng quản trị tài chính. Các chuyên gia tài chính khuyến nghị rằng doanh nghiệp nên rà soát lại toàn bộ kế hoạch tài chính, phân tích chi tiết các chi phí và loại bỏ những khoản chi không cần thiết. Các khoản phải thu cũng cần được đẩy mạnh để tăng dòng tiền, giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động trong thời gian khó khăn.
Đồng thời, tái cơ cấu tài chính cũng là một trong những giải pháp quan trọng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu chi phí, từ đó cải thiện lợi nhuận và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.
Ba là, doanh nghiệp cần tính cả bài toán dài hơi hơn như chú trọng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển, quản lý và vận hành hoạt động doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý tài chính hiện đại, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường minh bạch tài chính và cải thiện khả năng quản lý dòng tiền. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động hiệu quả mà còn tăng uy tín khi làm việc với các tổ chức tín dụng.
Một trong những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị tài chính chính là FinanBook – giải pháp quản lý dòng tiền thông minh từ Finan. Với hơn 30 tính năng quản lý thông minh, FinanBook giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, tối ưu hóa dòng tiền và quản lý tài chính hiệu quả.
FinanBook cung cấp các giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp như:
- Thu nợ thông minh giúp gửi hóa đơn qua Email, Zalo, nhắc nợ tự động tinh tế, đúng hạn, chấp nhận đa dạng hình thức thanh toán và gạch nợ tức thì.
- Tối ưu dòng tiền, quản lý giao dịch tài chính tập trung, dự báo tài chính và cảnh báo rủi ro dòng tiền, báo cáo chi tiết biến động, giúp kiểm soát chặt chẽ.
- Kế toán thu chi cùng báo cáo tài chính mọi lúc, dễ dàng quản lý, đối soát ngân hàng tự động, đảm bảo chính xác, minh bạch và lưu trữ chứng từ trực tuyến, tránh mất mát, tiết kiệm thời gian.
- Ngân hàng vạn năng với khả năng tích hợp giao dịch tự động với tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, tạo tài khoản con không giới hạn với số tài khoản riêng và miễn phí giao dịch với 40+ ngân hàng trong hệ thống NAPAS. Giúp doanh nghiệp tách bạch tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp, nắm rõ nguồn thu chi theo từng quỹ tiền và mục đích tài chính.
Nâng cao năng lực quản trị tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp SME vượt qua những khó khăn hiện tại mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Bằng cách áp dụng các giải pháp quản lý tài chính thông minh như FinanBook và thay đổi cách tiếp cận với nguồn vốn, doanh nghiệp có thể tháo gỡ được những nút thắt và tiến xa hơn trong hành trình phát triển.
👉FinanBook có mặt trên tất cả nền tảng, trải nghiệm tại đây: https://finanone.page.link/FinanBook