Mỹ đánh thuế 46% hàng Việt: Cơn sóng lớn, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể “chèo chống”

Cú “đánh úp” thuế quan mới từ Mỹ đang tạo ra làn sóng lo ngại trong cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, với chiến lược đúng đắn và sự linh hoạt, các doanh nghiệp Việt vẫn có thể vượt qua thách thức này.
Một đêm thức dậy, phải cõng thuế 46% khi xuất khẩu hàng qua Mỹ
Ngày 02/04/2025 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định áp mức thuế đối ứng lên đến 46,3% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, với lý do liên quan đến trợ cấp chính phủ. Đây là động thái nhằm điều chỉnh cán cân thương mại và bảo hộ sản xuất nội địa Mỹ.
Mức thuế này cao đột biến, gấp nhiều lần so với các năm trước và sẽ có hiệu lực trong thời gian tới nếu không có điều chỉnh từ phía Việt Nam.
Cú “đánh úp” này làm hàng Việt bán sang Mỹ đắt thêm gần một nửa, nhiều đối tác Mỹ đã dừng mua hoặc yêu cầu giảm giá mạnh. Doanh nghiệp đang xuất hàng đi Mỹ, bán hàng online ra nước ngoài đang rất đau đầu.
Những doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đối mặt với tình trạng đơn hàng bị hủy hoặc yêu cầu giảm giá mạnh để bù đắp chi phí thuế. Đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là một thách thức nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại.
>>Mời bạn xem thêm: Sàn TMĐT tăng phí, nhà bán oằn mình xoay xở giữa cơn bão chi phí: Đâu là lối thoát?

Không phải tận thế – Đọc hiểu chiến lược sau đòn thuế
Theo các chuyên gia, mức thuế 46% không phải là đòn trừng phạt, mà là một biện pháp gây sức ép mềm, nhằm yêu cầu Việt Nam tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ như Máy bay & thiết bị hàng không, Khí gas, Công nghệ quốc phòng – an ninh, Máy móc – thiết bị công nghiệp nặng,…
Chính phủ Việt Nam hiểu rõ cục diện và đang tích cực đàm phán với các lợi thế:
- Nợ công thấp, khả năng tài chính ổn định để tăng nhập khẩu mà không gây mất cân đối vĩ mô.
- Đàm phán thương mại với Mỹ đã được xúc tiến trước đó, nên có thể nhanh chóng đưa ra phương án giảm áp lực thuế.
Trước các nhận định này, rất có thể trong vài tháng tới thuế sẽ được giảm hoặc nới lỏng theo từng ngành. Trong thời gian đó, doanh nghiệp Việt cần tái cơ cấu, thích nghi và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Vậy nhóm hàng hóa/doanh nghiệp nào đang bị ảnh hưởng trực tiếp?
Dù chính phủ đang nỗ lực đàm phán, nhưng trong ngắn hạn, rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thử thách thật sự. Đặc biệt là:
- Xưởng nhỏ chuyên gia công hoặc xuất hàng đi Mỹ (dệt may, đồ gỗ, giày dép…).
- Người bán hàng online xuyên biên giới qua Amazon, Etsy, eBay.
- Doanh nghiệp bán cho trung gian ở Việt Nam, nhưng đầu ra cuối là thị trường Mỹ.

Doanh nghiệp trong nước: “Không xuất khẩu vẫn bị vạ lây”
Dù không tham gia xuất khẩu, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ trong nước (SMEs) cũng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp:
- Chuỗi cung ứng gián đoạn: Các nhà máy lớn cắt giảm đơn hàng dẫn đến các SMEs cung cấp nguyên phụ liệu, bao bì, dịch vụ logistics… bị ảnh hưởng dây chuyền.
- Cạnh tranh thị trường nội địa tăng: Hàng hóa tồn kho từ xuất khẩu tràn về thị trường nội địa; SME phải cạnh tranh với các “ông lớn” về giá và năng lực.
- Giá nguyên liệu biến động: Nguồn cung và cầu thay đổi đột ngột, SMEs khó kiểm soát chi phí đầu vào.
- Tâm lý thị trường bất ổn: Dễ dẫn đến cắt giảm chi tiêu, ngưng đầu tư, giảm dòng tiền lưu chuyển.
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó? Đây là 3 điều doanh nghiệp có thể làm ngay!
1. Bám lại thị trường nội địa – Nơi doanh nghiệp vẫn còn lợi thế
Khi xuất khẩu gặp khó, đừng quên thị trường 100 triệu dân ngay tại quê nhà. Khách hàng Việt vẫn đang mua sắm mỗi ngày, nếu doanh nghiệp biết cách giữ kết nối và làm mới sản phẩm:
- Tận dụng nền tảng số như Facebook, Zalo, TikTok để tiếp cận khách hàng dễ dàng qua ứng dụng Sổ Bán Hàng.
- Giữ chân khách cũ bằng ưu đãi nhẹ, chăm sóc định kỳ, tạo combo sản phẩm hấp dẫn.
- Bán theo mùa – bám theo xu hướng để tạo cảm giác “luôn mới” cho người mua.
Ứng dụng Sổ Bán Hàng giúp doanh nghiệp gửi tin nhắn, tạo chương trình khuyến mãi, theo dõi đơn hàng và chăm sóc khách hàng – tất cả trên 1 nền tảng duy nhất.

2. Dòng tiền chính là “Bình Oxy” của doanh nghiệp – Hãy giữ chặt!
Trong khủng hoảng, sống sót quan trọng hơn lợi nhuận. Điều doanh nghiệp cần lúc này là biết rõ từng đồng tiền đang đi đâu và về đâu:
- Theo dõi sát sao doanh thu – chi phí – công nợ mỗi ngày.
- Hạn chế nhập hàng quá nhiều, đặc biệt là các nguyên liệu giá cao, quay vòng chậm.
- Trì hoãn các kế hoạch mở rộng, tập trung vào vận hành hiệu quả hiện tại. Doanh nghiệp nào sống sót sau bão, doanh nghiệp đó thắng lớn khi trời quang!
Ứng dụng FinanBook – giải pháp quản lý dòng tiền thông minh – giúp doanh nghiệp quản lý thu chi, công nợ, theo dõi báo cáo tài chính minh bạch, tức thì.

3. Tập “hít đất” – Chuẩn bị “sức khỏe” cho cơ hội bật lại
Khủng hoảng không kéo dài mãi. Doanh nghiệp chuẩn bị tốt sẽ dẫn đầu khi thị trường phục hồi. Đây là lúc để doanh nghiệp:
- Nếu Mỹ siết chặt, nên tìm thêm thị trường khác: Châu Âu, Nhật, Hàn, Úc… đều đang được Việt Nam ký FTA, thuế thấp, không “đánh úp”.
- Mất một khách, hãy gọi lại khách cũ, mời họ mua lại. Tạo combo, giảm nhẹ, tặng thêm – miễn là giữ dòng tiền chảy.
- Nếu doanh thu giảm, tối ưu lại chi phí, mạnh tay cắt bớt khoản phí chưa hiệu quả: quảng cáo lãng phí, thuê kho dư thừa, chi tiêu không rõ mục đích…
Chuẩn bị tốt, mạnh và dẻo dai, doanh nghiệp của bạn sẽ bật dậy đứng đầu khi thị trường hồi phục!
Doanh nghiệp của bạn không cần phải là “ông lớn” để tồn tại, mà chỉ cần:
- Quản lý chặt.
- Phản ứng nhanh và linh hoạt.
- Không bỏ cuộc.
Sổ Bán Hàng và FinanBook được tạo ra chính vì bạn – người bán hàng nhỏ, chủ xưởng, shop online, đang nỗ lực từng ngày để tìm cách đứng vững và phát triển. Chúng tôi ở đây để đồng hành cùng bạn qua cơn sóng lớn này.
Tải ngay Sổ Bán Hàng và FinanBook. Vượt bão không một mình – và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày nắng đẹp phía sau!
👉Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại:
- Website Sổ Bán Hàng: https://sobanhang.com/
- Website FinanBook: https://finan.one/vn/
Mời bạn xem thêm:
Muốn đi xa, doanh nghiệp phải sống khỏe, không chỉ sống sót! – Chuyện Làm Chủ tập 1
Từ làm thuê sang làm chủ: Giấc mơ đẹp hay thử thách chông gai? – Chuyện Làm Chủ tập 2
Làm chủ một doanh nghiệp, giữ lửa một mái ấm: Làm sao cho trọn! – Chuyện Làm Chủ tập 3
Gắn thương hiệu cá nhân với doanh nghiệp: Lợi thế hấp dẫn hay rủi ro tiềm ẩn? – Chuyện Làm Chủ tập 4