Kinh doanh Online & bài toán Thuế: Đừng để bị phạt oan!

Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh online bị kiểm tra, truy thu do chưa kê khai nộp thuế. Chỉ trong hai quý đầu năm 2024, gần 43.000 người bán hàng online thuộc diện rà soát đã khai, nộp thuế 9.980 tỷ đồng, gấp trên 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông tin từ Tổng cục Thuế.

Bức tranh Thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu 2024

Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tiên phong trong tiến trình phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. Số liệu thống kê từ Metric cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, ước tính tổng doanh thu trên 5 sàn TMĐT bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam gồm: Shopee, Tiktokshop, Lazada, Tiki, Sendo đạt khoảng 156.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023.

thương mại điện tử việt nửa đầu 2024

Cùng việc triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa từ Chính phủ, người dân có xu hướng mua sắm trực tuyến mạnh mẽ sau đại dịch. Cụ thể, theo nghiên cứu mới nhất của NielsenIQ Việt Nam, trung bình mỗi người dân mua hàng online gần 4 lần mỗi tháng, dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm trực tuyến. Tỷ lệ này cao gần gấp đôi so với tần suất đi siêu thị hàng tháng của người Việt.

Cục TMĐT và Kinh tế số nhận định rằng, các chính sách phát triển kinh tế số và TMĐT tại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà bán hàng trực tuyến, bao gồm việc hoàn thiện khung pháp lý, hỗ trợ tài chính, khuyến khích đầu tư, phát triển hạ tầng số, bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới, tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Nhà nước có vai trò quản lý, xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của TMĐT.

Kinh doanh Online và bài toán Thuế

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 3,1 triệu hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên điều đáng nói là trong đó số lượng người bán online chưa đăng ký, kê khai và nộp thuế chiếm tỷ lệ đáng kể. Trong bối cảnh TMĐT đang có những bước tiến thần tốc, đặc biệt là sự bùng nổ của những “cơn sốt” livestream với doanh thu hàng tỷ đồng, việc tăng quản lý đối với kinh doanh trên nền tảng số chính là nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra để triển khai từ phía Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đối với hoạt động TMĐT nói chung hay livestream bán hàng trên mạng, Bộ Tài chính đã thực hiện siết chặt quản lý và giám sát theo hai sắc thuế. Chỉ tính riêng đối với hình thức livestream bán hàng, công điện do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 6/6/2024 đã yêu cầu các Bộ, Ban ngành tăng thanh, kiểm tra đối với loại hoạt động này.

đóng thuế khi kinh doanh online

Để siết quản lý, một trong những giải pháp được ngành thuế thực hiện là kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, cơ quan này đã rà soát, kiểm tra gần 43.000 doanh nghiệp, cá nhân về khai, nộp thuế. Nhóm này đã nộp gần 9.980 tỷ đồng, tăng khoảng 3.480 tỷ đồng, gấp trên 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan thuế cũng xử lý 4.560 trường hợp vi phạm, truy thu và phạt gần 300 tỷ đồng.

Theo quy định, cá nhân, hộ kinh doanh online có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên phải nộp thuế theo tỷ lệ 1,5%. Doanh thu dưới 100 triệu đồng không phải nộp thuế nhưng vẫn phải khai báo để mở mã số thuế. Thông thường, trường hợp chưa đăng ký thuế phải chịu các khoản phạt, như chậm đăng ký kinh doanh, kê khai, thuế nộp chậm.

Nhiều nhà bán hàng online đã khá bất ngờ khi được cơ quan thuế mời lên làm việc và truy thu thuế, phạt hàng chục triệu đồng, vì không nghĩ mình nằm trong đối tượng nộp thuế và không nắm rõ quy trình thực hiện nghĩa vụ thuế.

Chủ động nộp thuế hay chờ truy thu, bước đi thông minh hay sai lầm đắt giá?

Theo các chuyên gia, thay vì tránh né việc nộp thuế thì các cá nhân, đơn vị kinh doanh trực tuyến nên chủ động tìm hiểu và thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng pháp luật hiện hành.

Cụ thể hơn, Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định, các chủ sàn giao dịch TMĐT phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế định kỳ hằng quý thông qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế.

Việc tránh né nộp thuế gần như là không thể trong bối cảnh tăng cường quản lý Thuế từ phía Chính phủ nhằm tạo ra một môi trường trực tuyến lành mạnh và tránh thất thu thuế.

chủ động nộp thuế như thế nào cho đúng khi kinh doanh online

Ngoài các giải pháp đang áp dụng, tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 4/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ sửa quy định về áp dụng hóa đơn điện tử với các giao dịch TMĐT, livestream. Cũng theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, việc sử dụng hóa đơn điện tử đã trở thành bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, và các đối tượng liên quan khác tại Việt Nam kể từ ngày 01/7/2022.

Như vậy, các đơn vị kinh doanh online cần nắm rõ các quy định về Thuế cũng như hóa đơn điện tử để chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, tránh tình trạng bị phạt và truy thu một con số không hề nhỏ như nhiều nhà bán hàng đang gặp phải.

Giải pháp tự động xuất hóa đơn và ước tính thuế TMĐT từ Finan

Nền tảng số liệu TMĐT Metric dự báo mùa cao điểm kinh doanh của thị trường sẽ trên đà tăng trong những tháng còn lại của 2024, thị trường bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục có những tín hiệu tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, phần đông các đơn vị kinh doanh trực tuyến vẫn chưa nắm bắt được các quy định về thuế, dẫn đến việc chưa chủ động trong kê khai và nộp thuế theo quy trình.

Thấu hiểu những khó khăn đó của chủ doanh nghiệp, Finan (chủ sở hữu phần mềm Sổ Bán Hàng) chính thức ra mắt FinanEcom – Giải pháp tự động xuất hóa đơn và ước tính thuế TMĐT, hỗ trợ chủ doanh nghiệp trên 3 sàn TMĐT lớn nhất Shopee, Lazada, TikTok Shop, kéo dữ liệu toàn bộ đơn hàng về trên một giao diện, xuất hóa đơn điện tử và ước tính thuế sàn tự động, nhanh chóng, chính xác giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực.

tự động tính thuế

FinanEcom với giải pháp công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, nhà bán hàng trên sàn TMĐT tối ưu hóa quy trình báo cáo thuế, giảm thiểu tối đa sai sót và tiết kiệm hàng chục giờ làm việc mỗi tuần.

Tích hợp sàn TMĐT, đồng bộ đơn hàng

Giải pháp từ Finan tích hợp ba sàn TMĐT phổ biến nhất là Shopee, Lazada, và TikTok Shop vào một nền tảng duy nhất, giúp việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. Tất cả đơn hàng từ ba sàn này được đồng bộ về một nơi, giúp việc quản lý trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót.

Tự động tính toán và ước tính thuế

FinanEcom tự động tính toán giá trị hóa đơn và ước tính thuế chi tiết cho mỗi đơn hàng theo các quy định thuế hiện hành. Điều này giúp doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật và không phải lo lắng về sai sót trong việc nộp thuế.

Tải xuống dữ liệu và xuất báo cáo nhanh chóng

Hệ thống cho phép tải xuống toàn bộ dữ liệu đơn hàng và xuất file báo cáo trực tiếp lên cơ quan thuế nhanh chóng. Chức năng này giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện báo cáo thuế định kỳ mà không tốn nhiều công sức.

Quy trình tự động và hoàn toàn miễn phí

Quy trình tự động kéo dữ liệu đơn hàng và ước tính thuế của FinanEcom hoàn toàn miễn phí. Điều này mang lại sự tiện lợi và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, tập trung vào kinh doanh cốt lõi.

Với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, việc tuân thủ các quy định về thuế và hóa đơn điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các khoản phạt mà còn xây dựng uy tín và sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác.

Leave a Reply