Cách xác định, tính toán dòng tiền vào ra trong kinh doanh

Dòng tiền vào và dòng tiền ra là khái niệm quan trọng đóng vai trò cốt lõi khi đánh giá tình hình kinh doanh cũng như hiệu suất quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, Finan sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết và chính xác nhất về cách xác định, tính toán dòng tiền vào ra từ hoạt động kinh doanh.

>>Mời bạn xem thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?

1. Dòng tiền vào và dòng tiền ra là gì trong kinh doanh?

Dòng tiền (Cashflow) là sự lưu chuyển của tiền và các khoản tương đương tiền mà một doanh nghiệp thu vào hoặc chi ra trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu một cách đơn giản, dòng tiền là sự luân chuyển dòng tiền vào dòng tiền ra của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền vào và dòng tiền ra được tạo từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, liên quan đến thu nhập thuần hoặc lỗ ròng của công ty.

dòng tiền vào và ra trong kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Nguồn ảnh: Internet

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh gồm hai chiều:

  • Dòng tiền vào (Cash Inflow): Lượng tiền mà doanh nghiệp đã thu vào. Thường thì dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh sẽ gồm các khoản thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Dòng tiền ra (Cash Outflows): Lượng tiền doanh nghiệp bỏ ra dưới các hình thức chi phí, nợ hoặc nợ phải trả. Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh thường gồm những khoản như chi phí nhập hàng, tiền lương nhân viên, trả lãi vay, thanh toán thuế và các khoản phí liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Đây là chỉ số hàng đầu để đánh giá sức khỏe tài chính, đo lường khả năng thanh khoản và thanh toán của một doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ, chi phí cũng như các khoản đầu tư.

2. Tầm quan trọng của việc xác định dòng tiền vào và dòng tiền ra trong kinh doanh

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem là thước đo cho lượng tiền mặt được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thông thường của một doanh nghiệp và có thể sử dụng để duy trì, phát triển kinh doanh. Điều này cũng cho thấy hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của công ty, doanh nghiệp liệu có đủ nguồn lực để tự phát triển không hay cần hỗ trợ đầu tư từ bên ngoài.

Do đó, nhiều nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) để có cái nhìn cụ thể về bức tranh tài chính doanh nghiệp cũng như đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Ý nghĩa của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Nguồn ảnh: Internet

Cụ thể:

  • Chỉ số OCF > 0 (và tăng dần qua các kỳ kinh doanh): Doanh nghiệp có đủ tiền cho các hoạt động kinh doanh của mình, có khả năng tái đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc trả cổ tức cho cổ đông. Đồng thời thể hiện tiềm năng hoạt động lâu dài, tiếp tục sinh lời của doanh nghiệp.
  • Chỉ số OCF < 0 (hoặc giảm dần theo nhiều kỳ kinh doanh): Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đang không có kết quả tốt. Doanh nghiệp phải vay vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, có thể dẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư.

Tuy nhiên, không phải khi nào chỉ số OCF âm cũng thể hiện tình trạng tiêu cực. Có thể doanh nghiệp đang dùng tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền trong tương lai.

>>Mời bạn xem thêm: Báo cáo tài chính gồm những gì? Cập nhật mới nhất 2024

3. Xác định dòng tiền vào và dòng tiền ra trong kinh doanh

3.1. Dòng tiền vào

  • Thứ nhất, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
  • Thứ hai, thu tiền từ khách hàng: Tiền khách hàng trả sau khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm cả tiền mặt và tiền trong tài khoản khách hàng;
  • Thứ ba, vay vốn: Tiền huy động từ bên ngoài để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Thứ tư, tài trợ: Vay ngân hàng hoặc tiền nhận từ đối tác hoặc nhà đầu tư để đầu tư vào hoạt động sản xuất, thường thông qua hình thức cổ phần hóa, đầu tư trực tiếp hoặc hợp tác;
  • Thứ năm, thanh lý tài sản: Tiền thu từ việc bán các tài sản không cần thiết cho hoạt động sản xuất, như thiết bị lỗi thời hoặc không còn sử dụng;
  • Thứ sáu, thu hồi các khoản phải thu: Các khoản thu do được hoàn thuế, thu hồi tạm ứng, thu hồi các khoản kí quỹ, thu do được bồi thường và các khoản thu khác không thuộc dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
  • Thứ bảy, các nguồn thu khác:

+ Các nguồn thu nhận vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh, như doanh nghiệp con, các hợp đồng chuyển nhượng, hoặc doanh nghiệp liên kết.

+ Doanh thu từ bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản thu khác như doanh thu bán chứng khoán.

Cách xác định dòng tiền vào trong kinh doanh
Dòng tiền vào trong kinh doanh của doanh nghiệp gồm những gì?
Nguồn ảnh: Internet

3.2. Dòng tiền ra

  • Thứ nhất, chi cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ: Tiền chi trả cho việc mua nguyên vật liệu, hàng hóa để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả các khoản chi mua chứng khoán kinh doanh;
  • Thứ hai, chi phí sản xuất: Tiền chi trả cho các hoạt động sản xuất như tiền lương cho công nhân, chi phí vận hành máy móc, tiền sửa chữa và bảo trì thiết bị;
  • Thứ ba, trả nợ vay: Tiền trả lãi và gốc của các khoản vay, thanh toán thuế và các khoản phí liên quan;
  • Thứ tư, tiền thuê và chi phí hợp đồng: Tiền chi trả cho việc thuê mặt bằng, thiết bị, hoặc dịch vụ khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Thứ năm, thuế và lệ phí: Tiền chi trả cho các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, phí bảo hiểm và khoản đóng góp vào quỹ hỗ trợ xã hội;
  • Thứ sáu, chi phí quản lý và bán hàng: Tiền chi trả cho các hoạt động quản lý, tiếp thị, và bán hàng như tiền lương cho nhân viên quản lý và bán hàng, chi phí quảng cáo và tiếp thị;
  • Thứ bảy, khấu hao tài sản: Khấu hao của tài sản cố định và thường xuyên, cũng như tổn thất giá trị tài sản theo thời gian;
  • Thứ tám, các khoản chi khác: Các khoản tiền chi trả khác có thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí nghiên cứu và phát triển, ký quỹ, tiền bồi thường do vi phạm hoặc các chi phí hỗ trợ khác không thuộc dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

>>Mời bạn xem thêm: Kế toán công nợ là gì? Vai trò và tầm quan trọng của kế toán công nợ

Cách xác định dòng tiền ra trong kinh doanh
Cách xác định dòng tiền ra trong kinh doanh
Nguồn ảnh: Internet

4. Cách tính dòng tiền vào và dòng tiền ra trong kinh doanh

Thông thường, có 2 cách phổ biến để xác định dòng tiền vào và dòng tiền ra trong kinh doanh là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

4.1. Phương pháp trực tiếp

Theo phương pháp xác định dòng tiền trực tiếp, kế toán sẽ phân loại các nghiệp vụ thu và chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó xác định dòng tiền thu, chi theo từng nội dung, trình bày lên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Công thức:

Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

Phương pháp trực tiếp có tính chính xác cao, đơn giản dễ sử dụng. Tuy nhiên cách tính này còn hạn chế trong vấn đề cung cấp thông tin cho nhà đầu tư do không thể hiện đủ thông tin quan trọng như hoạt động kinh doanh, các nguồn tiền mặt cụ thể,…

4.2. Phương pháp tính dòng tiền gián tiếp

Theo phương pháp tính dòng tiền gián tiếp, dòng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh được xác định sau khi khấu trừ các khoản chi phí và thuế. Các doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng phương pháp gián tiếp để tính toán dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh vì phương pháp này sử dụng thông tin từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Công thức:

Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh = EBIT (Lợi nhuận trước thuế & lãi vay) – Khấu hao – Thuế

Cách xác định dòng tiền: Sau khi đã nộp đủ các khoản thuế và tính toán các khoản thu chi, số tiền và tài sản còn lại chính là dòng tiền ròng hay chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và thuế.

Phương pháp gián tiếp cũng cho thấy sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền, vì vậy, phục vụ tốt cho mục tiêu quản trị. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kế toán trên cơ sở dồn tích, do đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán sẽ có các số liệu phù hợp với phương pháp này.

5. Cách quản trị dòng tiền ra và dòng tiền vào hiệu quả

Giải pháp quản lý dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hiệu quả
Nguồn ảnh: Internet

5.1. Xây dựng kế hoạch dòng tiền chi tiết

Đây là bước quan trọng và đầu tiên trong quá trình quản lý dòng tiền, giúp doanh nghiệp đánh giá và lên kế hoạch cho các nguồn thu nhập, chi tiêu dự kiến từ các hoạt động kinh doanh cũng như các nguồn thu, chi khác. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần thu thập thông tin chi tiết về các dòng tiền như doanh thu từ bán hàng và dự án đầu tư, đồng thời phải hiểu rõ chu kỳ thanh toán của khách hàng và đối tác. Ngoài ra, việc ước tính chính xác các chi phí cố định và biến đổi sẽ giúp các chủ doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện và chủ động hơn về bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình sau:

  • Thu thập và phân tích dữ liệu
  • Dự báo dòng tiền đầu vào
  • Dự báo dòng tiền đầu ra
  • Tính toán dòng tiền ròng
  • Lập kế hoạch chi tiết, bao gồm kế hoạch dự phòng
  • Theo dõi và điều chỉnh

Điều này cũng đòi hỏi việc lập kế hoạch dòng tiền định kỳ, hàng tháng hoặc hàng quý, để đảm bảo tối ưu hóa nguồn tài chính trong doanh nghiệp. Kế hoạch dòng tiền cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng dòng tiền ra, dòng tiền vào và đề xuất biện pháp quản lý dòng tiền hợp lý. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp.

5.2. Kiểm soát các khoản nợ phải thu và nợ phải trả

Quản lý các khoản phải thu và phải trả là yếu tố cốt lõi trong quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp đảm bảo rằng các khoản tiền được thu từ khách hàng và các đối tác kinh doanh phải được thu đúng hạn, đồng thời kiểm soát các khoản chi để doanh nghiệp không rơi vào tình trạng thiếu tiền thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Việc tối ưu hóa quản lý các khoản chi phí và cải thiện các khoản phải thu là rất quan trọng, đòi hỏi phải xây dựng, duy trì hệ thống quản lý khoản phải thu và phải trả hiệu quả. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ phải trả cũng là một khía cạnh quan trọng. Khi nợ phải trả tăng cao chứng tỏ dòng tiền ra bị trì trệ, dẫn đến cản trở trong dòng tiền trong doanh nghiệp. Để đảm bảo tính ổn định của dòng tiền, doanh nghiệp cần quản lý tốt cả nợ phải thu và nợ phải trả.

5.3. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý dòng tiền

Quản lý dòng tiền giúp nguồn tài chính của doanh nghiệp đảm bảo được sự cân đối và ổn định, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt hoặc thặng dư nguồn tiền. Tuy nhiên việc quản lý và dự báo dòng tiền một cách thủ công là không dễ và thường dễ gặp sai sót. Vì vậy, để đảm bảo quy trình chính xác nhất, doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ hỗ trợ. Việc quản lý nợ phải thu, nợ phải trả và sử dụng công cụ dự báo dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp duy trì sự cân đối tài chính và đảm bảo dòng tiền hoạt động liên tục và hiệu quả.

FinanBook – một sản phẩm từ Sổ Bán Hàng, là giải pháp quản lý dòng tiền thông minh và tự động theo thời gian thực (real-time) hiệu quả dành cho các doanh nghiệp, giúp nắm bắt và tối ưu hóa dòng tiền một cách chính xác và hiệu quả với các tính năng tự động theo dõi, đối soát, dự báo tình hình tài chính cho chủ doanh nghiệp.

Chỉ với chiếc điện thoại di động và đi bất cứ đâu, chủ doanh nghiệp có thể quản lý các khoản tiền thu chi dễ dàng, duyệt chi nhanh chóng và nhận thông báo các giao dịch thanh toán của doanh nghiệp tức thời. Theo dõi sức khỏe tài chính doanh nghiệp chính xác, an toàn mọi lúc mọi nơi, giúp chủ doanh nghiệp ra quyết định quan trọng kịp thời.

Trên đây là cách xác định và tính toán dòng tiền vào ra từ hoạt động kinh doanh. Finan hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các doanh nghiệp trong việc quản lý dòng tiền!

Leave a Reply