Bức tranh tăng trưởng ấn tượng của ngành bán lẻ và dịch vụ 7 tháng 2024: Doanh thu đạt 3.625,7 nghìn tỷ

Năm 2024 đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng. Với tổng mức doanh thu đạt tới 3.625,7 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm, điều này đã khẳng định vị thế của ngành bán lẻ và dịch vụ trong bức tranh kinh tế giai đoạn mới. Sự phát triển này không chỉ đóng góp vào tăng trưởng GDP mà còn tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp.

>>Có thể bạn quan tâm: Chủ động nắm quyền quản lý tài chính – Bước đi vững chắc cho các doanh nghiệp SMEs thời đại số

Toàn cảnh ngành hàng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 7 tháng 2024

Tháng 7/2024 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng Việt Nam với những con số tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 528,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước. Sự đóng góp tích cực từ các ngành hàng và sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch đã tạo động lực quan trọng cho sự phát triển của thị trường.

Tính đến tháng 7, tổng mức bán lẻ & doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2024 đạt 3.625,7 tỷ đồng. Doanh thu bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, với con số 2.801,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 77,3% tổng mức. Điều này cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn duy trì ổn định và có xu hướng tăng, đặc biệt là trong các nhóm hàng thiết yếu và tiêu dùng hàng ngày.

Sức mua của người tiêu dùng vẫn duy trì ổn định và có xu hướng tăng, đặc biệt là trong các nhóm hàng thiết yếu và tiêu dùng hàng ngày. Ảnh minh họa, nguồn Internet.

Trong khi đó, phần doanh thu còn lại phân bố ở các nhóm hàng như:

  • Nhóm hàng lương thực, thực phẩm: Doanh thu từ nhóm hàng lương thực và thực phẩm tăng trưởng 10,7%, phản ánh nhu cầu không ngừng gia tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thiết yếu.
  • Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình: Với mức tăng 11,1%, nhóm hàng này tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng nhờ nhu cầu nâng cấp, sửa chữa và thay mới các trang thiết bị gia đình.
  • May mặc: Ngành may mặc cũng ghi nhận mức tăng trưởng 9,1% thông qua xu hướng mua sắm thời trang mùa hè và các sản phẩm may mặc thiết kế đặc biệt. Sự phục hồi của các trung tâm thương mại và cửa hàng thời trang sau đại dịch đã giúp ngành may mặc lấy lại đà tăng trưởng.
  • Phương tiện đi lại (trừ ô tô): Mặc dù chỉ tăng 3,4%, doanh thu từ phương tiện đi lại (trừ ô tô) vẫn duy trì ổn định. Sự tăng trưởng nhẹ này có thể do thay đổi trong thói quen đi lại và mức gia tăng của các phương tiện xanh như xe đạp và xe điện.
  • Vật phẩm văn hóa, giáo dục: Với mức tăng 11,2%, doanh thu từ vật phẩm văn hóa và giáo dục cho thấy nhu cầu đầu tư vào tri thức và giáo dục của người dân Việt Nam vẫn rất cao. Các sản phẩm như sách, dụng cụ học tập, và thiết bị giáo dục kỹ thuật số đều có sức mua mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị cho năm học mới.

Tháng 7/2024 cũng đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc trong doanh thu bán lẻ của nhiều địa phương, nổi bật là: Quảng Ninh tăng 10,2%; Đà Nẵng tăng 7,8%; Cần Thơ tăng 7,6%; Hà Nội tăng 6,6%; TP Hồ Chí Minh tăng 6,3%.

>>Có thể bạn quan tâm: Chủ doanh nghiệp cần bao nhiêu kiến thức về thuế và tài chính để vận hành công ty?

Ngành bán lẻ và dịch vụ giữ phong độ, hứa hẹn bứt phá so với năm 2023

Trong năm 2024, ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tiếp tục duy trì phong độ ổn định và ghi nhận những kết quả ấn tượng, phản ánh sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam so với 2023.

Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2023 cũng diễn ra khá sôi động và đem đến sự gia tăng doanh thu đáng kể. Tháng 7/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt con số 512,2 nghìn tỷ. So với năm ngoái, doanh thu tháng 7/2024 đã gia tăng đến 9,4%.

Cụ thể, tính chung trong 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.529,8 nghìn tỷ đồng. Như vậy, so với năm ngoái, doanh thu của ngành năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng đáng nể lên đến 8,7%, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng.

So với năm 2023, ngành bán lẻ và dịch vụ giữ phong độ, hứa hẹn bứt phá theo xu hướng tăng dần đều. Ảnh minh họa, nguồn Internet.

Ngành bán lẻ vẫn là ngành “top” đầu, chiếm phần lớn doanh thu với con số 2.777,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,7% tổng mức. Các vị trí còn lại vẫn nằm ở nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 12,9%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 10,1%; may mặc tăng 8,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 3,6%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 1,7%.

Đáng chú ý, con số doanh thu ở các địa phương lại có mức tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2022. Đứng đầu là Đà Nẵng tăng 99,7%; Hà Nội tăng 89,7%; Quảng Ninh tăng 82,5%; Khánh Hòa tăng 75,1%; Hải Phòng tăng 68,1%; TP Hồ Chí Minh tăng 43,5%; Cần Thơ tăng 33,4%; Bình Dương tăng 21,3%.

Sự tăng trưởng của kinh doanh online và thương mại điện tử – Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Theo khảo sát mới nhất của Shopee về hành vi mua sắm của Gen Z tại Việt Nam, 54% người tham gia khảo sát chọn các sàn thương mại điện tử là kênh mua sắm yêu thích nhất và cứ mỗi 5 Gen Z sẽ có 2 người thích xem các phiên livestream bán hàng.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ và doanh thu đáng kể trong ngành bán lẻ, thương mại điện tử đã trở thành một điểm sáng kinh tế quan trọng. Theo báo cáo “Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2024” của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric, các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong các ngành hàng như làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa – đời sống. Những ngành hàng này tiếp tục dẫn đầu về doanh số và sản lượng, chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng.

Hơn thế nữa, làn sóng livestream đang ghi nhận những con số ấn tượng về lượt xem và tương tác. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở các mô hình quảng cáo truyền thống mà còn đầu tư chỉn chu hơn cho hình thức livestream trên sàn thương mại điện tử. Các doanh nghiệp khôn ngoan cần truyền tải thông tin một cách nhanh, gọn nhưng phải có yếu tố giải trí và hướng đến lợi ích cho người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm cũng nên được đề cao, nhất quán để giữ chân khách hàng và không quên tung ra các “voucher” trợ giá sốc cùng các ưu đãi độc quyền xuyên suốt phiên live. Hình thức khuyến mãi này đánh vào tâm lý “sợ bị bỏ lỡ” (FOMO) của người xem, từ đó thúc đẩy họ phải đưa ra quyết định chốt đơn ngay tại thời điểm phát sóng livestream.

Làn sóng livestream đang ghi nhận những con số ấn tượng về lượt xem và tương tác. Ảnh minh họa, nguồn Internet.

Trong quý 3/2024, các sản phẩm làm đẹp, thời trang hè, văn phòng phẩm, bánh trung thu,… được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng mở rộng và nhu cầu của người dùng đối với mua sắm trực tuyến cũng ngày càng cao đã cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường. Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam của Bộ Công Thương, tỷ lệ người dùng Internet mua sắm trực tuyến hàng tuần tại tại Việt Nam hiện đạt 60,7% và với tốc độ phát triển Internet như hiện nay, con số này có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng trưởng theo thời gian. Chủ doanh nghiệp nên nhanh chóng nắm bắt cơ hội để nhân rộng quy mô kinh doanh cho chính mình và không bỏ lỡ những điểm sáng trong bức tranh kinh tế này.

Đạt mức tăng trưởng tích cực, ngành bán lẻ kỳ vọng bứt phá nửa cuối năm 2024

Trong báo cáo về ngành bán lẻ và dịch vụ, doanh thu của ngành bán lẻ năm 2024 sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể so với năm 2023, dựa trên sự phục hồi kinh tế. Chính vì thế, các nhà kinh tế dự báo cả niềm tin của người tiêu dùng và sức mua sẽ phục hồi mạnh hơn nữa trong nửa cuối năm 2024 và đầu năm 2025, đến từ tác động của cả chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng được thực hiện trong giai đoạn 2023-2024 và lực đẩy từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Hiệu quả của các chính sách vĩ mô sẽ rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2024, khuyến khích người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn so với nửa đầu năm nay. Nửa đầu năm 2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu “dương” tích cực, sau đó được dự báo sẽ tăng trưởng đáng kể trong nửa cuối năm 2024.

Niềm tin của người tiêu dùng và sức mua sẽ phục hồi mạnh hơn nữa trong nửa cuối năm 2024 và đầu năm 2025. Ảnh minh họa, nguồn Internet.

Ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã có một nửa đầu năm 2024 đầy ấn tượng với mức tăng trưởng đáng kể. Sự tăng trưởng này không chỉ là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Với các yếu tố thuận lợi như chính sách kích cầu tiêu dùng, sự phục hồi của ngành du lịch, xu hướng tiêu dùng xanh và chuyển đổi số, ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong nửa cuối năm 2024.

Kết lại, bức tranh toàn cảnh ngành bán lẻ Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa kênh mua sắm của người tiêu dùng, trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới và cả Việt Nam đang dần hồi phục tích cực sau đại dịch.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp bán lẻ. Để tận dụng tốt những cơ hội này, các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng, đổi mới sáng tạo, vận dụng công nghệ và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Không nằm ngoài xu thế đó, Finan (chủ sở hữu phần mềm Sổ Bán Hàng) đã hỗ trợ hơn 500.000 chủ kinh doanh quản lý bán hàng và phát triển kinh doanh trong suốt 3 năm qua; trong cuối quý 3 năm nay, Finan tiếp tục cho ra mắt giải pháp quản lý dòng tiền thông minh, với công nghệ AI phân tích giúp chủ doanh nghiệp có thể giảm 80% tác vụ thủ công và tiết kiệm chi phí vận hành tới 6 lần. Công nghệ tự động dự báo thông minh, giúp doanh nghiệp nắm chắc tình hình tài chính trong tay và tối ưu kế hoạch đầu tư tiền nhàn rỗi.

Leave a Reply