3 chiến lược cải thiện lòng trung thành của khách hàng B2B thông qua việc thanh toán
Thị trường thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) toàn cầu dự kiến tăng trưởng từ 26,1 nghìn tỷ USD vào năm 2023 lên 56,9 nghìn tỷ USD vào năm 2028, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để xây dựng lòng trung thành của khách hàng ngay từ bây giờ.
Việc cung cấp nhiều hình thức thanh toán cùng trải nghiệm liền mạch với việc lập hóa đơn và thanh toán nhanh chóng là chìa khóa để xây dựng lòng trung thành với khách hàng doanh nghiệp. Dưới đây là 3 chiến lược mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để tạo ra trải nghiệm thanh toán B2B tối ưu.
>>> Xem thêm:
- Nâng cao năng lực quản trị tài chính – Tháo gỡ nút thắt để các doanh nghiệp SME thuận buồm vay vốn
- Kích cầu tiêu dùng & cân bằng chi phí: Chìa khóa tăng trưởng doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro là gì? 4 bước quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả
- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?
1. Thu hẹp khoảng cách giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp
Hãy nghĩ về lần thanh toán gần đây nhất của bạn với dịch vụ xe công nghệ, mọi thứ diễn ra thật suôn sẻ. Khách hàng doanh nghiệp cũng mong muốn sự nhanh chóng và thuận tiện tương tự khi thực hiện mua hàng, nhưng họ còn kỳ vọng có nhiều phương thức thanh toán để lựa chọn sao cho phù hợp nhất với công ty của mình. Những doanh nghiệp B2B đáp ứng được những kỳ vọng cao này sẽ tạo ra sự gắn kết và xây dựng lòng trung thành với khách hàng, từ đó khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hơn với các nhà cung cấp mà họ lựa chọn trong suốt quá trình hợp tác.
Thực tế, một nghiên cứu của TreviPay cho thấy 86% khách hàng doanh nghiệp toàn cầu cảm thấy hài lòng khi có thể thanh toán bằng phương thức họ ưa thích, và 51% trong số đó sẵn sàng chuyển sang một nhà cung cấp khác nếu nhà cung cấp đó đưa ra các điều khoản thanh toán linh hoạt (30, 60, 90 ngày).
Tóm lại, nếu khách hàng doanh nghiệp không tìm thấy những gì họ mong đợi, họ sẽ tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.
2. Điều chỉnh trải nghiệm thanh toán B2B
Cá nhân hóa trải nghiệm thanh toán cho khách hàng là yếu tố quan trọng, nhưng khi có nhiều sự lựa chọn về phương thức thanh toán, ranh giới giữa hành vi mua hàng của B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) và B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) đang dần mờ đi. Như Giám đốc Marketing – Ông Allen Bonde, đã chia sẻ:
“Trước đây, có những ranh giới rõ ràng giữa kênh tiêu dùng và kênh doanh nghiệp. Nhưng thực tế, hầu hết các nhà bán hàng “tiêu dùng” đều phục vụ ít nhất một khách hàng doanh nghiệp (hãy nghĩ đến Amazon hoặc công ty cung cấp văn phòng phẩm hay du lịch yêu thích của bạn), và các lựa chọn của người mua đang làm mờ đi ranh giới đó… Nhiều người tiêu dùng muốn có các chương trình khách hàng thân thiết tốt hơn và các ưu đãi cho người mua thường xuyên mà các doanh nghiệp mong đợi, trong khi nhiều người mua B2B lại muốn có trải nghiệm giống như người tiêu dùng, mặc dù họ vẫn yêu cầu các điều khoản tín dụng cụ thể, hình thức lập hóa đơn hoặc dịch vụ chuyên biệt để phù hợp với nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp.”
>>Mời bạn xem thêm: 17 kỹ năng giao tiếp với khách hàng hiệu quả, chuyên nghiệp
Các doanh nghiệp có thể nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của người mua bằng cách điều chỉnh các lựa chọn thanh toán sao cho phù hợp với sở thích của người mua B2B. Để làm tốt điều này, điều quan trọng là phải hiểu rõ khách hàng doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, một công ty sản xuất lớn có thể mong đợi được giảm giá theo số lượng, trong khi một doanh nghiệp nhỏ hơn có thể cần tài trợ tín dụng thương mại để bảo vệ dòng tiền của họ. Việc giữ sự linh hoạt và cởi mở trong việc cung cấp các giải pháp tùy chỉnh dựa trên các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, ưu tiên về tiền tệ và kênh bán hàng có thể mở khóa thông tin quan trọng và khuyến khích mua hàng nhiều lần.
3. Điều hướng sự phức tạp của các giao dịch B2B
Một giao dịch B2B đơn lẻ thường liên quan đến nhiều bên liên quan, điều này có thể khiến các nhà bán hàng gặp khó khăn trong việc hoàn thiện trải nghiệm thanh toán. Thực tế là quá trình ra quyết định cho các giải pháp B2B phức tạp có thể bao gồm từ sáu đến mười người liên quan, cũng như nhiều lựa chọn thanh toán khác nhau như tín dụng thương mại, hóa đơn điện tử và thẻ tín dụng.
Việc mở rộng quy mô tương tác với khách hàng doanh nghiệp và các đội ngũ của họ – từ khâu mua sắm đến thanh toán – sẽ giúp giảm bớt sự phức tạp này. Hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán B2B có khả năng đáp ứng các nhu cầu của người mua B2B, chẳng hạn như hóa đơn toàn cầu hoặc tích hợp hệ thống ERP, là một lựa chọn tuyệt vời. Vì công nghệ chỉ thực sự mạnh mẽ khi mang lại lợi ích cho người dùng, việc phát triển nền tảng và chiến lược mang lại lợi ích cho khách hàng trong suốt trải nghiệm thương mại điện tử sẽ giúp khách hàng dễ dàng quay lại mua hàng.
Cuối cùng, lòng trung thành bắt đầu từ quy trình thanh toán. Khi 72% khách hàng doanh nghiệp trung thành hơn với những doanh nghiệp cung cấp phương thức thanh toán ưa thích của họ, và trong thời đại số nơi mà đối thủ cạnh tranh chỉ cách một cú nhấp chuột, việc ưu tiên lòng trung thành thông qua quy trình thanh toán B2B hiện đại hóa và quy trình quản lý các khoản phải thu là yếu tố then chốt cho thành công lâu dài.
>>Mời bạn xem thêm: Bí quyết chăm sóc khách hàng qua tin nhắn Chat chuyên nghiệp
Xu hướng về sự lựa chọn và tính linh hoạt trong thanh toán sẽ tồn tại lâu dài. Những kỳ vọng này đã ăn sâu vào lĩnh vực B2B giống như trong các giao dịch tiêu dùng. Việc hiểu rõ sự khác biệt và điểm tương đồng giữa các mô hình mua hàng của doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ giúp tùy chỉnh trải nghiệm và gia tăng giá trị đơn hàng trung bình. Việc điều hướng các nhu cầu phức tạp của người mua B2B có thể được thực hiện thông qua các nhà cung cấp công nghệ có khả năng mở rộng. Hơn nữa, tập trung vào công nghệ nâng cao hiệu quả hoạt động cho tất cả các bên liên quan trong các giao dịch B2B sẽ làm tăng khả năng khách hàng quay lại, đặc biệt là trong B2B, nơi mà người mua thường đặt hàng với số lượng lớn. Không có thời điểm nào tốt hơn hiện tại để bảo vệ chiến lược trung thành của khách hàng B2B của bạn bằng việc cải thiện trải nghiệm thanh toán.