Báo cáo tài chính: Các thành phần chính, thời hạn nộp và quy trình thực hiện

Báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu trong việc quản lý vận hành, giúp chủ doanh nghiệp và các bên liên quan nắm bắt tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Finan sẽ giúp bạn khám phá khái niệm báo cáo tài chính, tầm quan trọng với doanh nghiệp, các thành phần cấu thành, thời hạn nộp, quy trình thực hiện chuẩn chỉnh và những sai lầm thường gặp.

>>Mời bạn xem thêm: Tết 2025: Sức mua dự đoán vẫn tăng cao sau siêu bão – Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đón “MÙA VÀNG” cuối năm?

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?

Báo cáo tài chính là loại báo cáo thường cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Những báo cáo này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và hỗ trợ cho những người đưa ra các quyết định kinh tế.

báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là loại báo cáo thường cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Ảnh minh họa, Nguồn Internet.

Báo cáo phải cung cấp những thông tin sau về một doanh nghiệp:

  • Tài sản: Tất cả tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, bao gồm tài sản ngắn hạn (tiền mặt, hàng tồn kho, công nợ phải thu) và tài sản dài hạn (tài sản cố định, đầu tư dài hạn).
  • Nợ phải trả: Tổng nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các bên thứ ba, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
  • Vốn chủ sở hữu: Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp thuộc về các cổ đông, bao gồm vốn góp và lợi nhuận giữ lại.
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác: Các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính và phụ cũng như các khoản chi phí liên quan.
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh: Tổng lợi nhuận hoặc thua lỗ sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí.
  • Các luồng tiền: Dòng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh.

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ.

>>> Xem thêm:

Tầm quan trọng của báo cáo tài chính với doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là một phần thiết yếu trong hoạt động quản lý và điều hành của mỗi doanh nghiệp. Bản báo cáo không chỉ đơn thuần là những con số, mà còn là công cụ cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan:

Quản lý nội bộ: Giúp các nhà quản lý nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra quyết định kịp thời. Thông qua báo cáo, nhà quản lý có thể phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Đánh giá hiệu quả hoạt động: Cung cấp thông tin cho các cổ đông và nhà đầu tư để họ có thể đánh giá hiệu suất và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Sự minh bạch trong báo cáo có thể tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư.

Hỗ trợ quyết định đầu tư: Các nhà đầu tư có thể dựa vào báo cáo để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Một báo cáo rõ ràng và chính xác sẽ thu hút hơn sự quan tâm từ các nhà đầu tư.

Tuân thủ pháp luật: Đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về báo cáo tài chính định kỳ, giúp doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Bộ báo cáo tài chính bao gồm những thành phần nào?

Bộ báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng nhất giúp doanh nghiệp theo dõi, phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Một bộ báo cáo tiêu chuẩn thường sẽ bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo thu nhập) là tài liệu tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định, thường là hàng quý hoặc hàng năm. Nội dung chính bao gồm: Doanh thu thuần, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng.
  • Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Bảng cân đối này cho phép các bên liên quan hiểu rõ hơn về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi nhận các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong một kỳ, phản ánh khả năng tạo ra và sử dụng tiền mặt. Báo cáo này sẽ gồm: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp thông tin chi tiết và giải thích cho các con số trên báo cáo, giúp người đọc hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu: Phản ánh các thay đổi trong vốn chủ sở hữu trong kỳ, bao gồm các khoản góp vốn, phân chia lợi nhuận và các giao dịch khác liên quan đến vốn.
Bộ báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng nhất giúp doanh nghiệp theo dõi, phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Ảnh minh họa, Nguồn Internet.

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo thông tư 200/2014/TT-BTC, các báo cáo bắt buộc bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
  • Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 48/QĐ-BTC, các báo cáo bắt buộc bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán: Mẫu B 01 – DNN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B 02 – DNN
  • Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu B 09 – DNN
  • Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, các báo cáo bắt buộc bao gồm:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Việc nộp báo cáo đúng thời hạn là rất quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Thời hạn nộp báo cáo của các loại hình công ty được quy định cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp nhà nước

Báo cáo tài chính phải được nộp chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Với kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12, doanh nghiệp nhà nước phải nộp báo cáo trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo.

Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước:

Thời hạn nộp báo cáo năm chậm nhất là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Kỳ kế toán năm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12, doanh nghiệp phải nộp báo cáo trước ngày 30 tháng 03 của năm tiếp theo.

Đối với các doanh nghiệp khác:

Doanh nghiệp tư nhân thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là ngày 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo

Các doanh nghiệp khác (bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh)

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Cụ thể, với kỳ kế toán năm từ 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo trước ngày 30 tháng 03 của năm tiếp theo.

Các bước lập báo cáo tài chính chuẩn chỉnh

A. Thu thập và chuẩn bị dữ liệu kế toán

Doanh nghiệp cần tập hợp tất cả các giao dịch tài chính phát sinh trong kỳ kế toán, bao gồm:

  • Hóa đơn bán hàng, mua hàng
  • Phiếu thu, phiếu chi
  • Hợp đồng mua bán
  • Các khoản thu chi khác (lương, chi phí hoạt động,…)

Lưu ý: Doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả các chứng từ đều chính xác, đầy đủ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán.

B. Ghi sổ kế toán

Sau khi thu thập đầy đủ các chứng từ, doanh nghiệp sẽ tiến hành ghi nhận vào sổ kế toán theo từng loại giao dịch:

  • Sổ nhật ký chung: Ghi nhận tất cả các giao dịch tài chính hàng ngày.
  • Sổ chi tiết: Ghi nhận chi tiết các giao dịch theo từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí.

Phương pháp kế toán: Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp ghi sổ kế toán theo phương pháp kế toán dồn tích hoặc tiền mặt, tùy theo quy định áp dụng và tính chất hoạt động.

C. Kiểm tra số dư và đối chiếu tài khoản

Trước khi lập báo cáo tài chính, cần kiểm tra lại số dư các tài khoản trên sổ kế toán để đảm bảo tính chính xác. Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

  • Đối chiếu số dư giữa các tài khoản ngân hàng với sổ kế toán.
  • Kiểm kê và đối chiếu hàng tồn kho, tài sản cố định, công nợ phải thu và phải trả.
  • Điều chỉnh các khoản chênh lệch nếu có.
báo cáo tài chính
Ảnh minh họa, Nguồn Internet.

D. Lập bảng cân đối số phát sinh

Sau khi kiểm tra và đối chiếu tài khoản, doanh nghiệp lập bảng cân đối số phát sinh. Đây là bước tổng hợp các số liệu tài chính trong kỳ:

  • Tổng cộng số phát sinh nợ và phát sinh có của từng tài khoản.
  • Kiểm tra tổng số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản.

Bảng cân đối này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng các giao dịch đã được ghi nhận đúng và cân đối.

E. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Báo cáo này bao gồm:

  • Doanh thu: Tổng hợp tất cả các khoản doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và các nguồn thu khác.
  • Giá vốn hàng bán: Chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng hóa/dịch vụ.
  • Chi phí hoạt động: Các chi phí phát sinh trong kỳ như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận: Chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng).

F. Lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng này được chia thành hai phần chính:

  • Tài sản: Bao gồm tài sản ngắn hạn (tiền mặt, hàng tồn kho, công nợ phải thu) và tài sản dài hạn (tài sản cố định, đầu tư dài hạn).
  • Nguồn vốn: Gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Phần này phản ánh các khoản nợ doanh nghiệp phải thanh toán và nguồn vốn góp của các chủ sở hữu.

Bảng cân đối kế toán phải đảm bảo tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.

G. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy các dòng tiền vào và ra trong kỳ, giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình thanh khoản. Báo cáo này thường được chia thành ba phần:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền vào từ doanh thu và dòng tiền ra cho chi phí hoạt động.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền chi ra cho việc mua sắm tài sản cố định, đầu tư và dòng tiền thu về từ các khoản đầu tư.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền từ vốn góp, vay vốn và dòng tiền trả nợ hoặc trả cổ tức.

H. Lập thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp các thông tin chi tiết và giải thích thêm cho các con số trên các báo cáo. Nội dung thuyết minh bao gồm:

  • Nguyên tắc kế toán áp dụng.
  • Thông tin về các khoản nợ phải thu, phải trả chi tiết.
  • Phân tích các khoản mục quan trọng như doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

I. Kiểm tra và xác nhận báo cáo tài chính

Sau khi hoàn tất các báo cáo, doanh nghiệp cần thực hiện các bước kiểm tra lần cuối để đảm bảo tính chính xác và hợp lý của các số liệu. Báo cáo cần được giám đốc tài chính và kế toán trưởng phê duyệt trước khi công bố hoặc nộp cho cơ quan thuế.

K. Nộp báo cáo tài chính

Sau khi hoàn tất báo cáo, doanh nghiệp sẽ tiến hành giao nộp cho các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:

  • Cơ quan thuế: Nộp kèm báo cáo tài chính với tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Cơ quan quản lý: Nếu là công ty đại chúng, báo cáo cần được nộp cho Sở giao dịch chứng khoán.
  • Các đối tác và cổ đông: Để cung cấp thông tin về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động.

Các sai lầm thường thấy khi lập báo cáo tài chính

Không ghi nhận đầy đủ các giao dịch tài chính

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất trong lập báo cáo tài chính là không ghi nhận đầy đủ các giao dịch tài chính. Điều này có thể xảy ra do thiếu sót trong quy trình ghi chép hoặc nhân viên kế toán chưa được đào tạo đầy đủ về việc ghi nhận tất cả các giao dịch một cách chính xác. Kết quả là, báo cáo không phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, làm giảm tính chính xác và khả năng ra quyết định.

Phân loại sai các khoản mục

Việc phân loại sai các khoản mục trong báo cáo cũng là một sai lầm thường gặp. Điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn trong việc báo cáo và khó khăn khi lập kế hoạch. Các quyết định tài chính dựa trên những báo cáo không chính xác sẽ dẫn đến các kế hoạch kinh doanh không hợp lý.

Không kiểm tra và đối chiếu số liệu

Không kiểm tra và đối chiếu số liệu trong báo cáo tài chính có thể dẫn đến những sai sót. Nếu không có quy trình kiểm tra, các lỗi trong số liệu có thể không được phát hiện cho đến khi quá muộn. Ngoài ra, điều này còn dẫn đến sự thiếu tin cậy trong báo cáo, làm giảm độ tin cậy và minh bạch, gây khó khăn cho các bên liên quan trong việc đưa ra quyết định.

Không điều chỉnh các khoản dự phòng

Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua việc điều chỉnh các khoản dự phòng. Điều này dẫn đến báo cáo không phản ánh đúng thực tế và tăng rủi ro tài chính. Hậu quả là doanh nghiệp có thể không chuẩn bị đủ cho các tình huống khó lường trước.

>>Mời bạn xem thêm: 5 Rủi ro đáng quan ngại khi quản lý doanh nghiệp bằng excel

Ảnh minh họa, Nguồn Internet.

Không lập thuyết minh báo cáo tài chính chi tiết

Thuyết minh báo cáo tài chính là phần quan trọng giúp người đọc hiểu rõ hơn về các con số trong báo cáo. Thiếu thuyết minh chi tiết có thể dẫn đến tình trạng người dùng báo cáo sẽ khó có thể hiểu rõ về các khoản mục, nguyên tắc và phương pháp kế toán được sử dụng. Đồng thời, điều này còn khiến báo cáo trở nên mơ hồ và khó hiểu.

Sử dụng sai chuẩn mực kế toán

Sử dụng sai chuẩn mực kế toán, chẳng hạn như áp dụng chuẩn mực cho doanh nghiệp nhỏ cho một công ty lớn, có thể dẫn đến báo cáo không phù hợp và gặp rắc rối với các cơ quan quản lý nếu không tuân thủ đúng.

Sai sót trong tính toán và số học

Sử dụng công cụ tính toán thủ công có thể dẫn đến nhiều sai sót trong báo cáo, chẳng hạn như cộng trừ sai hoặc nhập sai số liệu, gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính quan trọng. Nếu doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh các lỗi đã phát hiện, báo cáo tài chính sẽ thiếu chính xác và không tin cậy.

Các sai lầm trong quá trình lập báo cáo có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Để tránh những sai sót này, doanh nghiệp cần phải thiết lập quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, đào tạo nhân viên kế toán và luôn cập nhật các chuẩn mực kế toán mới nhất. Việc sử dụng các giải pháp quản lý tài chính thông minh như FinanBook cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi nhận đầy đủ các giao dịch tài chính, phân loại các khoản mục dễ dàng và đối chiếu số liệu một cách hiệu quả, từ đó tăng tính chính xác và minh bạch cho báo cáo tài chính:

báo cáo tài chính

Ghi nhận giao dịch tự động: FinanBook giúp doanh nghiệp ghi nhận tự động tất cả giao dịch tài chính, giảm thiểu rủi ro do nhập liệu thủ công và đảm bảo rằng mọi giao dịch đều được ghi nhận đầy đủ. Nhờ vào khả năng tích hợp với các nguồn dữ liệu khác nhau, doanh nghiệp có thể quản lý dòng tiền một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Phân loại khoản mục linh hoạt: Với FinanBook, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại các khoản mục theo từng loại hình chi phí, doanh thu hay dự án cụ thể. Điều này giúp cho việc lập báo cáo trở nên dễ dàng hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đối chiếu số liệu hiệu quả: FinanBook cung cấp công cụ đối chiếu số liệu giữa các báo cáo, giúp phát hiện các sai lệch hoặc bất thường một cách nhanh chóng. Điều này không chỉ tăng cường tính chính xác của báo cáo mà còn giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính của mình.

Báo cáo tài chính minh bạch và chính xác: Cuối cùng, việc sử dụng FinanBook giúp doanh nghiệp tăng cường tính minh bạch và chính xác trong báo cáo. Với các báo cáo tự động và có tính tùy chỉnh cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ thông tin tài chính với các bên liên quan, từ đó tạo dựng lòng tin và uy tín trong kinh doanh.

Báo cáo tài chính không chỉ là một tài liệu cần thiết để tuân thủ pháp luật mà còn là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý hiệu quả tình hình tài chính của mình. Việc lập báo cáo chuẩn chỉnh vừa yêu cầu sự cẩn thận trong ghi chép, vừa cần có kiến thức vững vàng về các quy định và chuẩn mực kế toán. Do đó, việc nắm rõ quy trình và những điểm cần lưu ý sẽ giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định chiến lược và cải thiện hoạt động kinh doanh.