Nguyên lý kế toán là gì? Tầm quan trọng của nguyên lý kế toán

Nguyên lý kế toán cung cấp những quy tắc cho các hoạt động kiểm – kê tài chính cho doanh nghiệp, được nhà nước thông qua và có giá trị pháp lý.

Nguyên lý kế toán chính là thước đo về các quy tắc hạch toán kế toán cho doanh nghiệp. Đây chính là những chuẩn mực làm nền tảng cho các nghiệp vụ kế toán và hầu hết các tính chất cơ bản của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phát triển từ các nguyên lý này. Nắm vững nguyên lý kế toán sẽ giúp bạn đưa ra phương án giải quyết hợp lý nhất trong mọi trường hợp.

Vậy nguyên lý kế toán là gì? Tầm quan trọng của các nguyên lý này ra sao? Cùng Finan tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!

>> Mời bạn xem thêm: Các loại tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản hiện hành

1. Nguyên lý kế toán là gì?

Trước khi tìm hiểu nguyên lý kế toán là gì, bạn cần phải biết kiến thức nền tảng sơ bộ kế toán là gì: Kế toán là quá trình tiếp nhận, xử lý, báo cáo các dữ liệu về tài sản và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Qua đó, nguyên lý kế toán chính là nền móng cơ sở cho lĩnh vực kế toán, cung cấp những quy chuẩn, nguyên tắc được nhà nước kiểm định cho các hoạt động kiểm – kê tài chính. Qua đó, giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính, kiểm tra tài sản và các hoạt động kinh tế một cách chặt chẽ.

Nói tóm lại, nguyên lý kế toán là các quy tắc trong hạch toán, được ban hành thông qua Thông tư; Nghị định; Pháp luật hiện hành vào một thời gian nhất định nào đó.

Đối tượng áp dụng:

  • Nhà quản trị doanh nghiệp
  • Đối tượng sở hữu như công nhân viên doanh nghiệp
  • Nhà đầu tư và cung cấp vốn
  • Khách hàng của các lĩnh vực kế toán
  • Những cơ quan như cục và chi cục thuế
  • Cấp chủ quản và những cơ quan quản lý nhà nước
Hình: Nguyên lý kế toán là gì?
Nguồn: Internet
Hệ thống cơ sở cho lĩnh vực kế toán
Nguồn: Internet

2. Tầm quan trọng của nguyên lý kế toán

Không sai khi nói nguyên lý kế toán chính là “nền móng” để xây nên “ngôi nhà” kế toán. Nắm vững các nguyên lý này sẽ giúp bạn có đầy đủ hành trang để phát triển nghiệp vụ và vận dụng hiệu quả ra ngoài thực tế, chẳng hạn như:

  • Trang bị kiến thức nền tảng, áp dụng vào thực tiễn hiệu quả hớn
  • Nắm bắt được những tính chất cơ bản của các nghiệp vụ, từ đó chúng ta mới đưa ra các phương án giải quyết hợp lý nhất.
  • Kiến thức chung, ứng dụng trong mọi loại hình doanh nghiệp (cả Việt Nam và Quốc tế)

3. Hệ thống nguyên lý kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Hệ thống nguyên lý kế toán chính là quy tắc để thực hiện các phương pháp như sau:

  • Chứng từ kế toán
  • Phương pháp tính giá
  • Đối ứng tài khoản kế toán
  • Tổng hợp cân đối kế toán
  • Định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh
  • Thực hiện kế toán các quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức sổ kế toán và tổ chức bộ máy kế toán.
  • (…)

Đặc biệt, hệ thống nguyên lý kế toán được ban hành nhằm chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài khoản kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, cụ thể như:

  • Phân loại tài sản, nguồn vốn
  • Lập bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
  • Tính giá, định khoản kế toán
  • Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại quá trình mua hàng, sản xuất và bán hàng
Hình: Hệ thống nguyên lý kế toán doanh nghiệp Việt Nam
Nguồn: Internet
Hệ thống các nguyên lý cho doanh nghiệp Việt Nam
Nguồn: Internet

4. Một số quy tắc kế toán cơ bản hiện hành

Đơn vị sử dụngĐồng (Việt Nam)
Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh là ngoại tệ phải ghi theo: Nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái (Nếu ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam)
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ để kế toán. (Nhưng khi lập BCTC sử dụng tại Việt Nam phải quy đổi ra VNĐ)
Kỳ kế toánKỳ kế toán năm: Tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;
Kỳ kế toán quý: 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
Kỳ kế toán tháng: Từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Chứng từ kế toánChứng từ kế toán bắt buộc: Là các mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, chẳng hạn như biên lai thu tiền, tấm Séc, tín phiếu, trái phiếu,…
Chứng từ kế toán hướng dẫn: Là mẫu chứng từ kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Chứng từ kế toán điện tử: Là các chứng từ có nội dung thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Tài khoản kế toán8 loại tài khoản kế toán:
Tài khoản tài sản;
Tài khoản nợ phải trả;
Tài khoản vốn chủ sở hữu;
Tài khoản doanh thu;
Tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh;
Tài khoản thu nhập khác;
Tài khoản chi phí khác;
Tài khoản xác định kế hoạch kinh doanh
Báo cáo tài chính cơ bảnBảng cân đối kế toán (BCĐKT): Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Lãi lỗ và Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Dòng tiền vào và dòng tiền ra
Bảng 1: Bảng trình bày một số quy tắc kế toán cơ bản hiện hành

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần báo cáo dữ liệu tài chính của mình theo đúng quy tắc và chuẩn mực. Bằng việc áp dụng các nguyên lý kế toán, doanh nghiệp có thể yên tâm nắm rõ dòng tiền và tài sản của mình một cách chặt chẽ. Finan hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin giúp cho chủ doanh nghiệp nắm được kiến thức xoay quanh nguyên lý kế toán và các điểm cơ bản liên quan khác.

Leave a Reply