Lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính lợi nhuận ròng chính xác nhất
Lợi nhuận ròng hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế là chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe tài chính và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư góp vốn cho các hoạt động kinh doanh. Vậy lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính chỉ số này chính xác và chuyên nghiệp nhất? Cùng Finan khám phá tường tận ngay trong bài viết dưới đây!
>>Mời bạn xem thêm: Phương pháp quản lý dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả mới nhất
1. Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng (Net Profit) là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tất cả khoản chi (vốn, phí hoạt động, lãi vay) và thuế thu nhập từ tổng doanh thu của doanh nghiệp. Đây là một chỉ số quan trọng đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế còn là cơ sở để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Từ đây các nhà đầu tư có thể lên quyết định góp vốn vào chiến lược phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
2. Công thức tính Net profit chính xác nhất
Có 2 cách tính lợi nhuận ròng chuẩn nhất:
Cách 1: Lợi nhuận ròng (Net profit) = Tổng doanh thu (Total revenue) – Tổng chi phí (Total cost)
Trong đó:
- Tổng doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp có được từ việc kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ và các doanh thu khác;
- Tổng chi phí là tất cả khoản tiền chi ra cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí khác.
Cách 2: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Các chi phí liên quan
Trong đó:
- Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp từ doanh thu.
- Các chi phí liên quan bao gồm thuế, quảng cáo, lương, lợi ích nhân viên,…
>>Mời bạn xem thêm: Cách xác định, tính toán dòng tiền vào ra trong kinh doanh
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế
Không giống như lợi nhuận gộp chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào doanh số bán hàng, lợi nhuận ròng chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố chính sau:
- Chi phí hoạt động, vận hành: Lợi nhuận sau thuế chính là khoản tiền phải trừ đi các chi phí hoạt động như quảng cáo, lương nhân viên,… Chi phí hoạt động càng cao thì lợi nhuận ròng càng giảm;
- Tổng doanh thu: Tổng doanh thu tăng sẽ kéo theo lợi nhuận ròng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng tỷ lệ tăng cũng giống nhau giữa hai chỉ số này;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên, nghĩa là lợi nhuận ròng sẽ giảm xuống và ngược lại;
- Chi phí sản xuất: Các khoản tiền cho các chi phí sản xuất từ giá vốn, trang thiết bị,… đều ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và hai chỉ số này có tỷ lệ nghịch với nhau;
- Chi phí quản lý: Đây là khoản chi có tác động trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp muốn cải thiện chỉ số lợi nhuận sau thuế, việc tối ưu chi phí quản lý chính là phương án được ưu tiên hàng đầu.
>>Mời bạn xem thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?
4. Ý nghĩa và vai trò của Net profit
Thực chất, lợi nhuận ròng chính là số tiền cuối cùng doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ đi tất cả khoản chi khác. Vì vậy, đây chính là chỉ số đánh giá chính xác tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này mang lại ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp trong các khía cạnh sau:
- Đánh giá hiệu suất kinh doanh, xem xét các khoản lỗ cần cải tiến và phát triển các khoản lời;
- Là chỉ số được các nhà đầu tư quan tâm vì nó phản ánh tiềm năng nhận lãi từ các khoản đầu tư của mình. Đương nhiên, nếu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp luôn dương thì khả năng thu hút đầu tư càng cao;
- Bên cho vay sẽ dựa vào giá trị lợi nhuận sau thuế để dự kiến khả năng trả vay của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định có cho vay hay không;
Theo đó, lợi nhuận ròng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp:
- Thể hiện sức khỏe tài chính doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế cao sẽ là minh chứng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tiến triển tốt;
- Xác định giá trị cổ đông: Lợi nhuận sau thuế dương tức doanh nghiệp có lãi. Doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông, điều này làm tăng giá trị cổ phiếu cho doanh nghiệp;
- Góp phần đưa ra quyết định: Dựa vào lợi nhuận ròng, doanh nghiệp có thể vạch ra kế hoạch phát triển phù hợp với tình hình tài chính hiện tại. Điều này giúp hạn chế rủi ro xảy ra cho doanh nghiệp.
5. Phân biệt Net profit với các loại lợi nhuận khác
Lợi nhuận ròng thường bị hiểu lầm là lợi nhuận thuần và không phân biệt với lợi nhuận gộp. Cùng Finan khám phá chi tiết ngay trong bảng dưới đây:
Lợi nhuận ròng | Lợi nhuận thuần | Lợi nhuận gộp | |
Khái niệm | Số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tất cả khoản chi và thuế thu nhập từ tổng doanh thu. | Khoản thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Tức tổng doanh thu đã trừ đi chi phí bán hàng, chi phí giá vốn, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. | Số tiền thu được từ doanh số bán hàng |
Cách phân biệt | Lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các khoản phí, bao gồm cả thuế. | Lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí liên quan như vốn hay chi phí tài chính nhưng chưa trừ thuế. | Tổng tiền có được chỉ từ doanh số bán hàng |
Công thức | Cách 1: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí. Cách 2: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Các chi phí liên quan. Lưu ý: Các chi phí bao gồm cả thuế. | Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu của hoạt động tài chính – Phí tài chính) – (Phí bán hàng + Phí quản lý). | Doanh thu gộp = Giá bán x Số lượng hàng bán |
Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế như là thước đo “sức sống” cho một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận sau thuế dương chính là minh chứng thiết thực cho tiềm lực phát triển mạnh mẽ. Thực tế, khá nhiều doanh nghiệp có tổng doanh thu rất lớn nhưng net profit lại âm nặng. Tổng doanh thu chỉ chứng minh cho hiệu quả kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp tốt, lợi nhuận ròng mới chính là chỉ số chứng minh cả hiệu suất kinh doanh và cả hiệu quả quản trị của doanh nghiệp. Finan hy vọng bài viết này sẽ mang lại cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm doanh thu ròng cho chủ doanh nghiệp.
>>Mời bạn xem thêm: Báo cáo tài chính gồm những gì? Cập nhật mới nhất 2024