Người Việt chi 800 tỷ đồng mỗi ngày mua online: Doanh nghiệp đứng đâu trên “bản đồ chi tiêu”?
Theo báo cáo của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric, trong nửa đầu năm 2024, trung bình mỗi ngày, người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu xấp xỉ 800 tỷ đồng trên 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop. Giữa làn sóng mua sắm online mạnh mẽ, doanh nghiệp đang đứng đâu trên “bản đồ chi tiêu”?
>>Có thể bạn quan tâm: Thuế doanh nghiệp: Định nghĩa, cách tính thuế theo quy mô cùng thời hạn nộp
Thương mại điện tử trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế
Theo “Báo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2024” của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric, tổng doanh số 5 sàn trong nửa năm qua đạt 143.900 tỷ đồng, tăng 54,91% so với cùng kỳ 2023 (số liệu được tổng kết sau khi đã loại bỏ đơn ảo và hàng quà tặng). Con số này được xem là tăng đáng kể khi so với mức tăng trưởng 7,4% của ngành bán lẻ trong 6 tháng đầu năm từ dữ liệu của cục thống kê.
Trong đó, sự đóng góp nổi bật nhất dành cho mức tăng trưởng vượt bậc này phải kể đến các kênh mua sắm online trực tuyến như TikTok Shop và Shopee với 150,54 % và 65,97% so với cùng kỳ 2023 nhờ sự thấu hiểu sâu sắc về hành vi cũng như nhu cầu của người dùng.
Song song đó, mặt hàng trong phân khúc giá rẻ vẫn luôn dẫn đầu do những biến động của tình hình kinh tế hiện nay. Điều này sẽ hình thành xu hướng “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu, nên người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền”. Tính theo nhóm ngành, người Việt chi tiêu nhiều nhất cho làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa – đời sống trong nửa năm qua. Cả 3 ngành này dẫn đầu về doanh số lẫn sản lượng bán trực tuyến. Tính trung bình mỗi ngày, người Việt chi 144 tỷ đồng cho đồ làm đẹp, hơn 100 tỷ đồng cho quần áo nữ cũng như vật dụng nhà cửa.
Thời cơ và thách thức của doanh nghiệp trong thương mại điện tử
Google & Temasek dự báo quy mô thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 24 tỷ USD vào 2025.
Đi cùng tăng trưởng mạnh mẽ là nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Theo chuyên gia Lê Hoàng Long của NielsenIQ Việt Nam, ngành này tăng trưởng nhanh nhưng thay đổi cũng nhanh. Ông Long cho biết: “Livestream có thể là động lực cho năm nay và năm tới nhưng môi trường online thay đổi rất nhiều và nhanh nên cần liên tục theo dõi để nắm bắt những thay đổi sắp tới”.
- Môi trường online thay đổi nhanh: Môi trường kinh doanh trực tuyến thay đổi rất nhanh chóng với sự xuất hiện liên tục của các xu hướng mới và sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cập nhật và nắm bắt xu hướng liên tục để duy trì sự cạnh tranh.
- Lạm phát giá do “sale” sập sàn: Các chương trình giảm giá sâu có thể dẫn đến tình trạng lạm phát giá và làm giảm giá trị thực tế của sản phẩm. Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng và sự bền vững của doanh nghiệp.
- Đào thải kênh bán truyền thống: Sự gia tăng mạnh mẽ của các kênh bán hàng online có thể dẫn đến việc các kênh bán hàng truyền thống, cửa hàng offline bị giảm sút hoặc thậm chí bị đào thải.
- Tràn lan hàng hóa kém chất lượng: Tình trạng hàng hóa kém chất lượng tràn lan trên các nền tảng bán hàng trực tuyến có thể gây khó khăn trong việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng và làm giảm lòng tin của khách hàng.
- Bất cập trong thu – nộp thuế: Việc quản lý thuế trong môi trường thương mại điện tử vẫn còn nhiều bất cập, điều này có thể gây ra các vấn đề pháp lý và ảnh hưởng đến sự ổn định của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mới, tạo chỗ đứng trên “bản đồ chi tiêu”
Trước những thách thức trong môi trường kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp cần chuẩn bị chiến lược thông minh để vượt qua thách thức và tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho mình trên “bản đồ chi tiêu”.
Theo dõi chặt chẽ quy định sàn để tối ưu hóa các chương trình khuyến mãi
Khi kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử, chủ doanh nghiệp nên lưu ý theo dõi các quy định sàn chặt chẽ, tránh các vấn đề không mong muốn như bị phạt, giảm hiệu quả kinh doanh, đình chỉ tài khoản, hoặc các vấn đề pháp lý khác.
Quy định của sàn có thể bao gồm các yêu cầu về cách thức và nội dung khuyến mãi. Bằng cách theo dõi và tuân thủ các quy định này, doanh nghiệp có thể thiết lập các chương trình khuyến mãi hiệu quả và thu hút khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh, tối ưu hóa chiến lược marketing, và bảo vệ lợi ích lâu dài của mình trong môi trường kinh doanh trực tuyến.
>>Có thể bạn quan tâm: PnL là gì? Tầm quan trọng và cách tính PnL đối với doanh nghiệp
Tạo chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết
Các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Khi đó, khách hàng cảm thấy được trân trọng và có động lực quay lại mua sắm thêm. Ngoài ra, các chương trình như điểm thưởng, ưu đãi đặc biệt, hoặc giảm giá cho khách hàng thường xuyên có thể tạo ra giá trị gia tăng, làm cho khách hàng cảm thấy họ nhận được nhiều hơn so với mức giá họ trả. Kết quả là doanh nghiệp có thể xây dựng sự trung thành, gia tăng giá trị cho khách hàng, và duy trì sự cạnh tranh trong thị trường trực tuyến.
Thiết lập data khách hàng thân thiết riêng cho doanh nghiệp
Thiết lập dữ liệu khách hàng thân thiết cho riêng doanh nghiệp khi kinh doanh online là chiến lược quan trọng. Khi doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu khách hàng thân thiết riêng, sẽ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các nền tảng quảng cáo hoặc sàn thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng. Điều này giúp giảm rủi ro khi chi phí quảng cáo tăng hoặc quy định của sàn thay đổi.
Quan trọng hơn, dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa các chương trình khuyến mãi, nội dung marketing và trải nghiệm khách hàng, thực hiện các chiến dịch hiệu quả hơn.
Tránh sa đà vào cạm bẫy giảm giá sâu, tạo hiệu ứng FOMO của các phiên livestream
Thường xuyên tổ chức các chương trình giảm giá sâu, doanh nghiệp vô tình tạo thói quen chờ đợi mua hàng khi có khuyến mãi cho khách hàng. Điều này không chỉ làm giảm doanh thu trong các thời điểm không có khuyến mãi mà còn ảnh hưởng đến khả năng duy trì giá trị thương hiệu. Việc giảm giá quá mức có thể làm giảm biên lợi nhuận và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Đôi khi, chi phí giảm giá có thể vượt quá lợi nhuận thu được từ việc bán hàng.
Thay vào đó, doanh nghiệp hãy đảm bảo sản phẩm chất lượng và đúng với quảng cáo giúp duy trì uy tín và lòng tin của khách hàng. Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hoặc không đúng như quảng cáo, khách hàng có thể cảm thấy bị lừa dối và từ chối mua hàng trong tương lai. Sự không hài lòng này, cũng dẫn đến đánh giá tiêu cực và ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.
Luôn tuân thủ quy định thuế của nhà nước
Tuân thủ quy định thuế của nhà nước khi kinh doanh online là điều tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh nửa đầu năm 2024 đã có gần 43.000 người bán hàng online bị kiểm tra và truy thu thuế, với 4.560 trường hợp vi phạm bị xử lý. Tuân thủ quy định thuế giúp doanh nghiệp tránh các vấn đề pháp lý như bị phạt tiền hoặc gặp rắc rối pháp lý do vi phạm quy định thuế.
Doanh nghiệp tuân thủ quy định thuế sẽ duy trì được uy tín và danh tiếng tốt trong mắt khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý. Sự minh bạch trong quản lý thuế giúp tạo lòng tin và hỗ trợ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thêm vào đó, quá trình quản lý tài chính cũng hiệu quả hơn, bao gồm việc dự đoán và lập kế hoạch cho các nghĩa vụ thuế. Điều này giúp tối ưu hóa ngân sách và cải thiện khả năng tài chính.
>>Mời bạn xem thêm: Kinh doanh Online & bài toán Thuế: Đừng để bị phạt oan!
Giải pháp xuất hóa đơn điện tử tự động và tối ưu thuế từ Finan giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hàng chục giờ làm việc mỗi tuần. Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, từ đó tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
- Kết nối 3 sàn TMĐT phổ biến nhất: Shopee, Lazada, TikTok Shop vào chung một nền tảng. Đồng bộ tất cả đơn hàng từ 3 sàn TMĐT về một nơi, dễ dàng quản lý.
- Tự động tính thuế từ doanh thu và chi phí: Tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính chính xác trong việc ước tính thuế dựa trên doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời, tải về toàn bộ mã đơn hàng, xuất file báo cáo trực tiếp lên cơ quan thuế nhanh gọn.
- Quản lý thuế GTGT cho hàng hóa & dịch vụ: Công cụ hỗ trợ quản lý thuế GTGT một cách chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật, giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý.
- Quy trình hoàn toàn tự động: Toàn bộ quy trình kết nối sàn TMĐT và tự động kéo dữ liệu đơn hàng, ước tính thuế hoàn toàn tự động và miễn phí. Xuất từng hóa đơn điện tử theo ngày, số lượng lớn chi tiết, chính xác với chi phí rẻ nhất thị trường, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp khi làm báo cáo thuế.
Chủ doanh nghiệp trải nghiệm quy trình tự động xuất hóa đơn điện tử và ước tính thuế từ Finan tại đây: https://ecom.finan.one/
Sự gia tăng chi tiêu trực tuyến của người Việt là một dấu hiệu tích cực cho quá trình phát triển của thị trường thương mại điện tử. Doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, cần nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để tận dụng cơ hội này. Bằng cách tập trung vào đổi mới công nghệ và cải thiện trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp có thể vững vàng trên “bản đồ chi tiêu” đầy sôi động.