Chủ doanh nghiệp cần bao nhiêu kiến thức về thuế và tài chính để vận hành công ty?
Kiến thức về thuế và tài chính là hành trang quan trọng và nhất định phải có mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng cần trang bị để vận hành doanh nghiệp hiệu quả.
“Các nhà quản trị/chủ doanh nghiệp nên thực sự hiểu bao nhiêu về tài chính để có thể phục vụ tốt cho công việc?” Đây là vấn đề đặt ra trong khảo sát của Joe Knight – CFO tại Setpoint Companies và Karen Berman – nhà sáng lập Business Literacy Institute.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên một nhóm lãnh đạo (từ cấp giám đốc cho đến quản lý), yêu cầu họ thực hiện bài kiểm tra kiến thức tài chính căn bản. Kết quả cho ra chỉ có 38% số người tham gia đạt điểm trung bình. Trong đó, có khoảng 70% người khảo sát không phân biệt các khái niệm tài chính cơ bản như:
- Phân biệt lợi nhuận và tiền mặt
- Phân biệt báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán
- Không biết chính xác “dòng tiền nhàn rỗi” là gì
Jow Knight khi phỏng vấn các ứng viên thường đặt câu hỏi “Liệu họ có muốn xem qua tình hình tài chính của công ty trong 2 năm gần đây không?”. Tuy nhiên, không một ứng viên nào hào hứng với đề nghị này cả, có lẽ bởi vì dù có xem qua thì họ cũng không thể hiểu được ý nghĩa của những con số.
>>Mời bạn xem thêm: Quản lý doanh nghiệp là gì? Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Từ quan điểm của nhóm chủ doanh nghiệp, họ đồng ý đây là do “lỗ hổng” của việc thiếu hiểu biết về kiến thức tài chính. Nghiêm trọng hơn, việc các cấp quản lý không sử dụng được “ngôn ngữ kinh doanh” thì không thể đóng góp những ý kiến xác đáng trong các cuộc thảo luận, và không bao giờ có thể thăng tiến được. Đặc biệt hơn cả, các nhà lãnh đạo gặp phải nguy cơ sập bẫy từ các bên lừa đảo tài chính hoặc bị nhân viên “qua mặt” là rất cao nếu không nắm bắt chính xác kiến thức tài chính hiện hành.
Việc trang bị kiến thức về thuế và tài chính để vận dụng hiệu quả là một vấn đề cấp thiết cho các nhà lãnh đạo ngày nay. Chẳng hạn như, các quản lý dày dặn kinh nghiệm vốn đã quen thuộc với việc quản lý lời & lỗ cũng có thể ý thức được sức mạnh tuyệt vời từ công cụ trong bảng cân đối kế toán để tác động đến dòng tiền mặt, ví dụ như để giảm hàng tồn kho hoặc giảm số ngày doanh thu tồn đọng.
>>Mời bạn xem thêm: Kiểm toán là gì? Chức năng và vai trò trong doanh nghiệp
Một số kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp cơ bản
Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance) là lĩnh vực liên quan đến các hoạt động tài chính và quản lý tài sản của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, quản lý rủi ro và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Một số báo cáo tài chính doanh nghiệp cơ bản mà bất kỳ người quản lý nào cũng cần phải biết:
- Kiến thức về báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính;
- Đọc hiểu bảng báo cáo tài chính: Để có thể đọc được bảng báo cáo tài chính, chủ doanh nghiệp cần đọc được các chỉ số trên 3 bảng báo cáo chính yếu sau: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
Một số kiến thức về quản trị tài chính trong doanh nghiệp:
- Quản trị chi phí
- Quản trị doanh thu
- Quản trị lợi nhuận
- Huy động vốn cho doanh nghiệp
- Quản lý và sử dụng vốn cho doanh nghiệp
- Phân tích báo cáo tài chính
- Lập kế hoạch tài chính
Một số kiến thức cơ bản về thuế cho chủ doanh nghiệp
Là một nhà lãnh đạo của cả một tập thể doanh nghiệp, bạn cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về thuế như sau:
- Thuế Xuất – Nhập khẩu (Thuế XNK)
- Thuế Tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB)
- Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
- Thuế Thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
- Doanh thu tính thuế
- Các trường hợp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
>>Mời bạn xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán là gì? Bảng HTTKKT chuẩn nhất
Nhìn chung, có một điều chắc chắn rằng nếu không hiểu ý nghĩa những con số, chủ doanh nghiệp khó có thể cải thiện hay vận hành bất kỳ điều gì hiệu quả. Vì vậy, không chỉ nhân viên tài chính mới là người nắm trong tay “nghệ thuật số liệu” mà ngay cả những nhà lãnh đạo cũng phải có kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính. Từ đó, các nhân viên tài chính sẽ đóng vai trò là cố vấn chiến lược giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh một cách chính xác.