Tết 2025: Sức mua dự đoán vẫn tăng cao sau siêu bão – Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đón “MÙA VÀNG” cuối năm?

Dù gặp phải nhiều khó khăn sau siêu bão Yagi, thị trường bán lẻ Việt Nam vào cuối năm 2024 vẫn được dự báo sẽ có sự tăng trưởng đáng kể. Noel 2024, Tết dương lịch và Tết Nguyên Đán 2025 là những thời điểm “vàng” để các doanh nghiệp đón nhận làn sóng tiêu dùng mạnh mẽ.

Với những dấu hiệu tích cực trong 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp cần có kế hoạch chiến lược rõ ràng và nắm bắt xu hướng nhanh chóng để tận dụng cơ hội này.

>>Mời bạn xem thêm: Bức tranh tăng trưởng ấn tượng của ngành bán lẻ và dịch vụ 7 tháng 2024: Doanh thu đạt 3.625,7 nghìn tỷ

Bức tranh bán lẻ dịp cuối năm 2024 – đầu năm 2025: Khởi sắc và đầy triển vọng

Thị trường bán lẻ dịp cuối năm 2024 – đầu năm 2025 đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, bất chấp những khó khăn mà siêu bão Yagi gây ra. Các chuyên gia dự đoán rằng, nhờ vào yếu tố mùa vụ, sức mua sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Với các lễ hội lớn như Giáng sinh, Tết Dương lịch và đặc biệt là Tết 2025, nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng cao.

Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, doanh số bán hàng trong hai tháng cuối năm có thể chiếm đến gần nửa doanh thu cả năm. Điều này càng nhấn mạnh sự quan trọng của việc chuẩn bị kỹ lưỡng để đón đầu mùa mua sắm cuối năm. Thực tế, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu rõ ràng về sự tăng trưởng mạnh mẽ, dự báo sức mua vào cuối năm sẽ tiếp tục bùng nổ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 8 tháng các năm 2020-2024. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

>>> Xem thêm:

Tâm lý tiêu dùng: Lạc quan và sẵn sàng đón Tết

Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ thiên tai, “hào hứng” vẫn là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất khi người tiêu dùng miêu tả cảm xúc của mình về việc đón Tết 2025. Thay vì rơi vào tâm lý tiêu cực, nhiều người đã bắt đầu chuẩn bị ngân sách và đồ dùng phù hợp với nhu cầu cá nhân từ rất sớm. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các thương hiệu có thể đồng hành cùng người tiêu dùng trong quá trình chuẩn bị cho Tết.

Theo khảo sát của Vietnam Report, 87,1% người tiêu dùng cho biết họ luôn so sánh giá cả và tìm kiếm các chương trình ưu đãi trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Dù có nhu cầu chi tiêu cao, họ vẫn giữ tâm lý thận trọng, hướng tới các sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị lâu dài. Điều này đặt ra thách thức nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đáp ứng mong đợi ngày càng cao của khách hàng.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đón “mùa vàng” cuối năm?

Để tận dụng cơ hội và đón đầu xu hướng tiêu dùng tăng cao vào “mùa vàng”, các doanh nghiệp cần nhanh chóng lên kế hoạch, chuẩn bị chu đáo từ chiến lược, nắm bắt xu hướng cho đến cả công cụ và ứng dụng công nghệ số. Luôn đặt mình trong tâm thế sẵn sàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi và bứt phá mạnh mẽ trong dịp cuối năm và Tết 2025 sắp tới.

1. Lên kế hoạch chiến lược kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận

Để chuẩn bị cho dịp Tết 2025, việc lập kế hoạch chiến lược kinh doanh không chỉ đơn thuần là một bước cần thiết mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trong mùa mua sắm sôi động. Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả cần dựa trên việc phân tích dữ liệu quá khứ, đánh giá toàn diện các chỉ số tài chính, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chính xác để tối ưu hóa lợi nhuận.

>>Mời bạn xem thêm: 3 chiến lược cải thiện lòng trung thành của khách hàng B2B thông qua việc thanh toán

Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh không chỉ đơn thuần là một bước cần thiết mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trong mùa mua sắm sôi động. Ảnh minh họa, Nguồn Internet.

Từ dữ liệu các mùa Tết trước, doanh nghiệp cũng có thể xác định được những sản phẩm nào có doanh thu cao nhất, những sản phẩm ít được ưa chuộng và lý do tại sao. Điều này cho phép doanh nghiệp tập trung vào các mặt hàng chủ lực, từ đó đẩy mạnh sản xuất và tồn kho để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn đọng hàng hóa không cần thiết.

Còn đối với doanh thu, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu tăng trưởng cụ thể dựa trên số liệu thực tế. Từ việc đánh giá doanh thu các năm trước, doanh nghiệp có thể xác định được những sản phẩm hoặc dịch vụ có tiềm năng nhất, từ đó tập trung vào việc phát triển và quảng bá các sản phẩm này trong mùa vàng như Tết 2025.

2. Nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Mặc dù nhạy cảm về giá, người tiêu dùng vẫn không sẵn sàng đánh đổi chất lượng. Thay vào đó, họ đang tìm cách cân bằng, trở nên lý trí hơn trong việc ra quyết định, ưu tiên những sản phẩm có chất lượng cao và mang lại giá trị lâu dài, “săn” sản phẩm vào các chương trình khuyến mại để tiết kiệm.

Ở thời điểm hiện tại, người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm những sản phẩm giảm giá mà còn chú trọng đến chất lượng và giá trị lâu dài. Xu hướng tiêu dùng thông minh, cân nhắc kỹ trước khi mua đang trở thành đặc điểm nổi bật của người tiêu dùng hiện nay.

tết 2025
Các chương trình ưu đãi và chương trình khách hàng thân thiết đã vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Ảnh minh họa, Nguồn Internet.

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, các chương trình ưu đãi và chương trình khách hàng thân thiết đã vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Chính vì lẽ đó, thay vì chỉ giảm giá, doanh nghiệp cần đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn nhằm tăng cường tương tác với khách hàng, đồng thời đẩy mạnh các chương trình khách hàng thân thiết. Khả năng giữ chân khách hàng cũ và mở rộng tệp khách hàng mới sẽ quyết định sự thành công trong mùa bán hàng cao điểm này.

3. Tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và mở rộng kênh bán hàng trực tuyến

Trong thời đại kinh tế số, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Bởi lẽ, hành trình mua hàng của người tiêu dùng không còn là đường thẳng, mà còn thông qua nhiều kênh với rất nhiều điểm chạm, kết hợp giữa online và offline (trực tuyến và trực tiếp).

Kênh bán hàng trực tuyến đang trở thành “chiếc phao cứu sinh” cho nhiều doanh nghiệp. Việc xây dựng và tối ưu hóa website bán hàng, kết hợp với các sàn thương mại như Shopee, Tiki, Lazada hay TikTok Shop sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

>>Mời bạn xem thêm: Hiểu dòng tiền, quản lý tài chính tốt: Doanh nghiệp mới vươn tới sự thịnh vượng!

tết 2025
Hành trình mua hàng của người tiêu dùng không còn là đường thẳng, mà còn thông qua nhiều kênh với rất nhiều điểm chạm, kết hợp giữa online và offline. Ảnh minh họa, Nguồn Internet.

Ngoài ra, đầu tư vào quảng cáo trực tuyến cũng là một yếu tố không thể thiếu. Tận dụng các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng nhận diện thương hiệu mà còn tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút khách hàng.

Quan trọng hơn hết, vấn đề quản lý kho bãi luôn là một thách thức lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc lượng hàng tồn kho nhiều. Không kiểm soát và theo dõi chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa, gây lãng phí tài nguyên và chi phí vận hành.

Song song đó, dòng tiền là yếu tố sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Trong giai đoạn mua sắm sôi động, việc kiểm soát dòng tiền hiệu quả càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ở thời điểm “mùa vàng”, khối lượng giao dịch lớn có thể dẫn đến nhiều sai sót nếu doanh nghiệp không có hệ thống quản lý hiệu quả. Việc sai lệch trong quản lý kho, nhập xuất hàng hóa hay thanh toán có thể gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.

Những giải pháp công nghệ như Sổ Bán Hàng hay FinanBook không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý kho bãi, dòng tiền hiệu quả mà còn giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí quản lý. Các công cụ số hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong mùa mua sắm cuối năm, khi doanh nghiệp cần tối ưu hóa mọi quy trình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

>>Mời bạn xem thêm: 5 Rủi ro đáng quan ngại khi quản lý doanh nghiệp bằng excel

tết 2025

Tết 2025 đang đến gần, mang theo nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Với sự lạc quan từ thị trường và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao, đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chuẩn bị chu đáo và đạt được kết quả kinh doanh tối ưu. Bằng cách lên kế hoạch chiến lược, nắm bắt xu hướng tiêu dùng và tận dụng công nghệ số, doanh nghiệp hoàn toàn có thể “gặt hái” thành công trong mùa bán hàng sôi động này.

Doanh nghiệp có thể đăng ký và trải nghiệm FinanBook tại đây: https://book.finan.one/