Ai được hưởng lợi từ quy định xuất hóa đơn từng lần bán hàng?

Quy định mới về xuất hóa đơn từng lần bán hàng đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, việc thực hiện quy định này như thế nào? Và ai thực sự được hưởng lợi từ việc này?

>>Mời bạn xem thêm: So sánh hóa đơn điện tử thông thường và hóa đơn từ máy tính tiền

Ngành kinh doanh nào bắt buộc xuất hóa đơn từng lần bán hàng?

Theo thống kê từ cơ quan thuế, kể từ ngày 1/7/2022, HĐĐT đã được triển khai toàn quốc, áp dụng cho 100% doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Để khắc phục bất cập đối với một số lĩnh vực đặc thù có tần suất giao dịch cao nhưng giá trị từng hóa đơn không lớn (như trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ hàng tiêu dùng, dịch vụ… ), kể từ ngày 15/12/2022, ngành Thuế đã phát triển và chính thức vận hành hệ thống HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, đồng nghĩa với thúc đẩy việc xuất hóa đơn theo từng lần bán.

Riêng đối với ngành xăng dầu, theo khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập HĐĐT cho mỗi giao dịch là ngay khi kết thúc việc bán hàng.

Điều này có nghĩa là từ 01/7/2022, tất cả các cửa hàng xăng dầu đều bắt buộc phải phát hành HĐĐT cho từng giao dịch bán hàng, bất kể số lượng hay giá trị giao dịch lớn hay nhỏ, và không phụ thuộc vào việc người mua có yêu cầu lấy hóa đơn hay không.

Ngành nào bắt buộc phải xuất hóa đơn từng lần bán

Tiếp nối ngành bán lẻ xăng dầu, ngành vàng bạc hiện đang trở thành đối tượng mà Nhà nước liên tiếp đưa ra các chỉ đạo quyết liệt về quyết định bắt buộc sử dụng HĐĐT cho từng lần giao dịch, yêu cầu áp dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối trực tiếp với cơ quan thuế để cung cấp cho khách hàng. Tại cuộc họp ngày 16/5/2024 về chính sách tiền tệ và tài khóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định về HĐĐT trong các hoạt động kinh doanh và mua bán vàng.

Theo đó, sau ngày 15/06/2024, bất kỳ đơn vị nào không triển khai HĐĐT kết nối với cơ quan thuế trong giao dịch vàng sẽ đối mặt với việc bị rút giấy phép kinh doanh.

Như vậy theo chính sách từ Nhà nước, xăng dầu và vàng bạc hiện đang là hai ngành bắt buộc phải xuất hóa đơn theo từng lần bán, các lĩnh vực kinh doanh còn lại thuộc diện được yêu cầu cấp thiết để triển khai và chuyển đổi sang hình thức này trong thời gian tới.

>> Có thể bạn quan tâm: Thuế doanh nghiệp: Định nghĩa, cách tính thuế theo quy mô cùng thời hạn nộp

Cuộc đua” nóng dần trong bức tranh toàn cảnh 2024

Theo quy định tại Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, tất cả doanh nghiệp, tổ chức, hộ, và cá nhân kinh doanh đều phải chuyển sang sử dụng HĐĐT từ ngày 1/7/2022. Đặc biệt, giai đoạn này, các lĩnh vực kinh doanh đặc thù như ăn uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, và siêu thị được yêu cầu gấp rút triển khai việc xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Việc áp dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền đánh dấu một bước đột phá, hoàn toàn phù hợp với lộ trình chuyển đổi số mà Việt Nam đang theo đuổi, được xác định là hướng đi mang lại “lợi ích kép”. Sau hơn một năm triển khai, ngành thuế đã ghi nhận những kết quả tích cực.

Tính đến tháng 3/2024, hoạt động triển khai HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền đã đạt được những kết quả ấn tượng với hơn 50.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng, và đã có 252.8 triệu hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền. Chỉ sau 3 tháng, tới 6/2024, số lượng cơ sở kinh doanh sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền đã chạm mốc 67.000 và tổng số 516 triệu hóa đơn đã được khởi tạo từ hệ thống này. Cơ quan Thuế đặt mục tiêu đến hết năm nay, 100% cơ sở kinh doanh sẽ sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, tức 100% thực hiện chính sách xuất hóa đơn trên từng giao dịch.

các ngành kinh doanh xuất hóa đơn từng lần bán
Nguồn: Báo Dân Trí

Xăng dầu: Làn sóng tiên phong với HĐĐT theo từng giao dịch

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Phi Vân Tuấn, cho biết các cơ quan, ban, ngành từ trung ương đến địa phương đã đưa ra nhiều chỉ đạo nhằm tổ chức và triển khai việc xuất HĐĐT cho từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế trong năm 2024.

Mới đây, ngày 5/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có thư khen Bộ Tài chính và cơ quan thuế các cấp đã cơ bản thực hiện thành công phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng, tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Cho tới hiện tại, tỷ lệ cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất HĐĐT sau từng lần bán đã đạt tỷ lệ gần 100% với 15.935 cửa hàng bán lẻ thực hiện phát hành HĐĐT trên từng giao dịch.

ngành xăng dầu bắt buộc phải xuất hóa đơn từng lần bán

Theo nhận định từ Tiến sĩ, chuyên gia thuế Phan Hoài Nam – thành viên Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) và Hiệp hội Thuế quốc tế Anh Quốc (CIOT), việc thực hiện thành công HĐĐT chính là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa đất nước ở thời điểm hiện tại.

>>Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các luật mới nhất về thuế khi kinh doanh trên sàn TMĐT

Xuất hóa đơn từng lần bán hàng – lợi ích từ nhiều phía

Chuyên gia Phan Hoài Nam nhấn mạnh, việc xuất HĐĐT cho khách hàng sau mỗi lần bán hàng hóa mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan Thuế.

  • Trước hết, đối với người dân, HĐĐT là bằng chứng rõ ràng cho mỗi giao dịch, giúp tăng cường minh bạch và an tâm khi mua sắm. HĐĐT cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, số lượng, giá cả, giúp ngăn chặn gian lận và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chỉ tính riêng ngành kinh doanh vàng, theo thống kê từ Tổng cục Thuế, đến thời điểm hiện tại, đã có 5.835 cơ sở kinh doanh vàng bạc triển khai sử dụng hơn 1 triệu HĐĐT. Khảo sát thực tế cũng cho thấy, người dân rất ủng hộ việc các tiệm vàng xuất HĐĐT theo từng giao dịch, cho rằng đây là điều “cần thiết” để đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi của khách hàng.

  • Từ góc độ doanh nghiệp, việc sử dụng HĐĐT không chỉ nâng cao độ chính xác và minh bạch trong công tác kế toán mà còn hỗ trợ tự động hóa việc ghi nhận và lưu trữ thông tin giao dịch, đặc biệt là trong quản lý và kiểm soát chi phí, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, việc bắt buộc phát hành HĐĐT sau mỗi lần bán hàng không chỉ giúp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thuế mà còn củng cố uy tín và minh bạch trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
Nguồn: Cục thuế TP.HCM
  • Đối với cơ quan Thuế, việc phát hành HĐĐT sau mỗi giao dịch giúp cơ quan thuế giám sát thu thuế chặt chẽ hơn, ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh và giảm thiểu thất thu ngân sách.

Chính sách xuất hóa đơn từng lần bán hàng đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát thuế, góp phần quan trọng vào việc tạo dựng một môi trường kinh doanh minh bạch. Theo chỉ đạo từ phía Nhà nước, các cơ quan ban ngành đang tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai trên diện rộng hóa đơn điện tử (HĐĐT) xuất từng lần bán, nhằm bảo đảm tất cả các giao dịch kinh doanh đều được giám sát chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chống thất thu thuế.

Tổng thể, giải pháp này không chỉ mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, mà còn nâng cao hiệu quả quản lý thuế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế.

“Nút thắt” nào đang cần được gỡ bỏ?

Việc xuất hóa đơn từng lần bán hàng là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo minh bạch và tuân thủ pháp luật, nhưng không tránh khỏi những bất cập, đặc biệt trong giai đoạn đầu triển khai. Các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí in ấn cao, cài đặt và thiết lập thiết bị phức tạp, cùng với việc đầu tư vào phần mềm và hạ tầng kỹ thuật.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc ở vùng sâu, vùng xa, những yêu cầu này có thể trở thành gánh nặng tài chính. Thêm vào đó, việc xử lý khối lượng lớn hóa đơn có thể gây quá tải hệ thống, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Những thách thức này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và ứng dụng công nghệ hiện đại để quá trình chuyển đổi diễn ra hiệu quả và trơn tru.

Những khó khăn này không chỉ đối với ngành xăng dầu mà còn là “nút thắt” cần “gỡ khó” cho các ngành kinh doanh khác. Nguồn: Tạp chí Tài chính

>> Có thể bạn quan tâm: Chủ động nắm quyền quản lý tài chính – Bước đi vững chắc cho các doanh nghiệp SMEs thời đại số

Khi công nghệ “dẫn lối” thành công

Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức khi triển khai xuất hóa đơn từng lần bán hàng, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trở thành chìa khóa để tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu các chi phí phát sinh. Kết nối máy tính tiền với hệ thống HĐĐT không chỉ giúp tự động hóa quá trình xuất hóa đơn mà còn hỗ trợ đối soát dữ liệu nhanh chóng, thu thập thông tin giao dịch một cách chính xác và tức thì.

Sự tích hợp công nghệ này cho phép doanh nghiệp xử lý khối lượng lớn hóa đơn mà không gặp phải tình trạng quá tải hay lỗi hệ thống. Ngoài ra, việc tự động hóa không chỉ giảm thiểu chi phí in ấn, cài đặt thiết bị mà còn tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả quản lý và giảm bớt gánh nặng cho nhân sự.

Hòa nhịp vào đường đua, Finan (chủ sở hữu phần mềm Sổ Bán Hàng) đã chính thức cho ra mắt phiên bản Beta FinanBook mang đến giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp trong việc quản lý hóa đơn bán hàng. Hệ thống FinanBook không chỉ hỗ trợ tự động khởi tạo hóa đơn ngay tại thời điểm giao dịch mà còn đối soát dữ liệu nhanh chóng và đối soát giao dịch ngân hàng chính xác. Hóa đơn được tự động tính toán phần trăm thuế, mã khuyến mãi, giá trước thuế và sau thuế,… giúp doanh nghiệp xuất báo cáo thuế dễ dàng khi cần.

Nhờ khả năng thu thập và lưu trữ dữ liệu tự động, FinanBook giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng chục giờ làm việc mỗi tuần và giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý hóa đơn. FinanBook giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.

👉Chủ doanh nghiệp tìm hiểu thêm về FinanBook tại đây: https://finan.one/

👉 Chủ doanh nghiệp đăng ký và trải nghiệm FinanBook phiên bản Beta miễn phí tại đây: https://book.finan.one/