Thuế doanh nghiệp: Định nghĩa, cách tính thuế theo quy mô cùng thời hạn nộp

Hiểu rõ về thuế dành cho doanh nghiệp là chìa khóa để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Bài viết dưới đây của Finan sẽ cung cấp thông tin chi tiết về khái niệm doanh nghiệp, quy định đăng ký, cách tính thuế doanh nghiệp theo quy mô và thời hạn nộp thuế, giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả.

>>Mời bạn xem thêm: Kinh doanh Online & bài toán Thuế: Đừng để bị phạt oan!

1. Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là hình thức kinh doanh được thành lập bởi một hoặc nhiều cá nhân góp vốn, có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) và hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước.

  • Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp; 1 người có thể đăng ký nhiều công ty
  • Đại diện pháp lý của doanh nghiệp là con dấu tròn của doanh nghiệp;
  • Các giao dịch của doanh nghiệp chỉ được hợp thức hóa khi có chữ ký của người đại diện pháp luật và con dấu của doanh nghiệp.
  • Có thể hoạt động với quy mô lớn, không giới hạn số lượng lao động. Doanh nghiệp có thể mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại các địa chỉ khác nhau.
  • Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh.

>>Mời bạn xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp mới nhất

quy mô như thế nào thì cần đóng thuế doanh nghiệp
Doanh nghiệp được định nghĩa như thế nào?
Nguồn ảnh: Internet

2. Quy định về đăng ký doanh nghiệp

Trách nhiệm và yêu cầu đối với người đăng ký:

  • Người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải đảm bảo tính hợp pháp, chính xác và trung thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký và báo cáo của doanh nghiệp.
  • Các tranh chấp giữa thành viên hoặc cổ đông cần được giải quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Quy định về con dấu và tài liệu:

  • Không cần đóng dấu cho giấy đề nghị đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với các tài liệu khác, việc đóng dấu phải tuân thủ quy định pháp luật liên quan.

Quy định về thành lập doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp có thể được thành lập bởi cá nhân hoặc tổ chức và được bảo hộ bởi nhà nước theo quy định pháp luật.
  • Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người thành lập hoặc doanh nghiệp phải:
    • Nộp hồ sơ đăng ký đầy đủ và kịp thời.
    • Công khai thông tin về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.
    • Công khai các văn bản pháp luật liên quan.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan liên quan không được gây trở ngại khi tiếp nhận hồ sơ và phải giải quyết hồ sơ trong thời gian quy định.

3. Quy định về quy mô doanh nghiệp

Căn cứ theo Nghị định 80/21/NĐ – CPquy mô doanh nghiệp được quy định như sau:

3.1. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ là những đơn vị có tổng nguồn vốn và doanh thu trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng công nghiệp không vượt quá 20 tỷ đồng, và trong lĩnh vực thương mại dịch vụ không vượt quá 100 tỷ đồng. Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp này không vượt quá 100 người. Đối với ngành thương mại điện tử, số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội không vượt quá 50 người.

3.2. Doanh nghiệp có quy mô trung bình

Doanh nghiệp trung bình là những đơn vị có tổng doanh thu không vượt quá 200 tỷ đồng, riêng thương mại điện tử không vượt quá 300 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trung bình không vượt quá 100 tỷ đồng trong cả ba lĩnh vực. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong ngành thương mại dịch vụ không vượt quá 100 người, và trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp hay xây dựng công nghiệp tối đa là 200 người.

3.3. Doanh nghiệp có quy mô lớn

Doanh nghiệp lớn thường có nền tảng kinh tế và tài chính vững mạnh. Để xác định quy mô của một doanh nghiệp lớn, cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp: Cần có vốn từ 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng, với tổng số nhân viên từ 200 đến 300 người.
  • Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ: Cần có vốn đầu tư ban đầu từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, với số lượng nhân viên chính thức từ 50 đến 100 người.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Cần có vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng, với số lao động từ 200 đến 300 người.

>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn đóng thuế online đối với người kinh doanh

4. Cách tính thuế doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành, các loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

3.1. Thuế môn bài

Mức thuế môn bài đối với từng quy mô doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh: Được miễn thuế môn bài trong 3 năm đầu.
cách đóng thuế doanh nghiệp và hộ kinh doanh
Các loại thuế đối với doanh nghiệp
Nguồn ảnh: Internet

3.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Phương pháp trực tiếp:

Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

  • Thuế suất thuế GTGT:
    • Kinh doanh phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%.
    • Kinh doanh dịch vụ, xây dựng chưa bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
    • Kinh doanh sản xuất, vận tải, các dịch vụ bao gồm hàng hóa, xây dựng đã bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
    • Các hoạt động kinh doanh khác: 2%

Phương pháp khấu trừ

Tiền thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ)

Đối với doanh nghiệp, được xuất hóa đơn VAT và được khấu trừ thuế GTGT.

3.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Trong năm, doanh nghiệp có phát sinh thu nhập thì thuế TNDN sẽ được tính dựa trên khoản lợi nhuận sau khi đã trừ toàn bộ các chi phí. Cụ thể như sau:

Công thức tính thuế TNDN:

Tiền thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận x Thuế suất

Lợi nhuận:

Thu nhập tính thuế TNDN = Doanh thu kinh doanh – Giá vốn hàng bán – Chi phí kinh doanh

Về thuế suất, theo khoản 1 Điều 10 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số: 32/2013/QH13), tất cả các doanh nghiệp áp dụng mức thuế suất 20%.

Trường hợp ngoại lệ, có một số loại hình doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc thuộc các quy định phải áp dụng mức thuế suất từ 25% đến 50%. Một số loại thuế suất có thể lên tới 32%-50% với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, hay 40%-50% với các doanh nghiệp khai thác các tài nguyên quý hiếm khác.

Cần lưu ý những gì khi đóng thuế doanh nghiệp
Nguồn ảnh: Internet

3.4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Là loại thuế mà doanh nghiệp cần nộp thay cho người lao động khi họ làm việc tại công ty và có phát sinh thuế phải nộp.

Công thức tính thuế TNCN:

Tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Các khoản giảm trừ và bảo hiểm bắt buộc của cá nhân thường bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc:
    • Bản thân: 11 triệu đồng/người/tháng;
    • Người phụ thuộc: 4.4 triệu đồng/người/tháng.
  • Bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Ngoài ra đối với doanh nghiệp, có thể có các loại thuế khác như thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,…

4. Thời hạn nộp thuế

Đối với doanh nghiệp

  • Thuế môn bài: Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh, nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp thuế là ngày 30/07 của năm kết thúc thời gian miễn. Nếu kết thúc trong 6 tháng cuối năm, thời hạn là ngày 30/01 năm liền kề.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Ví dụ: Thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Quý 1 năm 2024 chậm nhất ngày 30/4/2024.
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo đối với doanh nghiệp khai theo tháng, và ngày 30 của tháng đầu quý sau đối với doanh nghiệp khai theo quý.
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Thời hạn nộp thuế TNCN chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo đối với doanh nghiệp khai theo tháng, và ngày 30 của tháng đầu quý sau đối với doanh nghiệp khai theo quý.
Doanh nghiệp cần chú ý ngày nộp thuế để tránh vi phạm
Nguồn ảnh: Internet

FinanEcom – Giải pháp Ước tính Thuế & quản trị hóa đơn đa nền tảng TMĐT dành cho doanh nghiệp TMĐT:

  • Kết nối 3 sàn TMĐT phổ biến nhất Shopee, Lazada, TikTok Shop vào chung 1 nền tảng
  • FinanEcom đồng bộ tất cả đơn hàng từ 3 sàn TMĐT về một nơi, dễ dàng quản lý
  • Tự động tính toán phần giá trị hóa đơn, ước tính thuế chi tiết, chính xác
  • Tải về toàn bộ dữ liệu đơn hàng, xuất file báo cáo trực tiếp lên cơ quan thuế nhanh gọn
  • Toàn bộ quy trình tự động kéo dữ liệu đơn hàng, ước tính thuế hoàn toàn MIỄN PHÍ.

>> Mời bạn xem thêm:

Ra mắt FinanEcom – Giải pháp tự động xuất hóa đơn và ước tính thuế TMĐT

“Vượt ngàn chông gai” thu hồi công nợ: Lối thoát nào cho chủ doanh nghiệp bán sỉ?

Không chỉ công nợ, đây là TOP 7 khó khăn gây đau đầu cho chủ doanh nghiệp bán sỉ

Leave a Reply