Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Hiểu được chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì, tối ưu hóa các nguồn chi phí cũng như hạn chế chi phí phát sinh để đảm bảo doanh nghiệp vận hành trơn tru, duy trì lợi nhuận lâu dài.

Hãy cùng Finan tìm hiểu chi tiết về chi phí quản lý doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

>>Mời bạn xem thêm: Quản lý dòng tiền là gì? Quản lý dòng tiền doanh nghiệp mới nhất

1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng các chi phí liên quan tới việc quản lý và vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đây là những khoản chi phí cần thiết để duy trì hoạt động và đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ trả lương cho nhân viên, chi phí thuê mặt bằng đến dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, quản lý, marketing, thuế và nhiều khía cạnh khác.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Định nghĩa Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nguồn ảnh: Internet

Thông thường, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ có một số đặc điểm:

  • Những chi phí này không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà chỉ tập trung tới các hoạt động quản lý, hỗ trợ và vận hành doanh nghiệp.
  • Một số mục thuộc khoản chi này của doanh nghiệp là cố định, bởi bất kể mức độ sản xuất hoặc bán hàng có như thế nào thì vẫn phải chi.
  • Các chủ doanh nghiệp sẽ cố gắng tối thiểu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp để tối ưu hóa vận hành.

2. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?

Trong kế toán, chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những chi phí cơ bản như sau:

  • Chi phí quản lý nhân viên: Chi phí này bao gồm toàn bộ các chi phí phải trả cho đội ngũ nhân sự, gồm tiền lương, thưởng, bảo hiểm y tế – xã hội, tiền phụ cấp, chi phí đào tạo,…
  • Chi phí vật liệu quản lý: Mục này bao gồm toàn bộ những chi phí cho vật liệu phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp như công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, vật liệu được dùng trong việc sửa chữa tài sản cố định.
  • Chi phí đồ dùng văn phòng: Đây là loại chi tiêu cần thiết phải trả cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng cho công tác quản lý.
  • Khấu hao tài sản cố định: Đây là chi phí khấu hao các tài sản cố định dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp như máy móc, trang thiết bị, văn phòng, phương tiện vật liệu truyền dẫn…
  • Thuế và các lệ phí: Đây là khoản chi phí bao gồm toàn bộ những khoản tiền thuế và các lệ phí như tiền thuê đất, thuế môn bài, các khoản phí, lệ phí khác… trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng là khoản dự phòng những khoản nợ phải thu khó đòi hoặc dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
  • Chi phí mua ngoài: Mục này bao gồm các khoản mua ngoài nhằm phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp như tài liệu kỹ thuật, sáng chế, thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ…
  • Chi phí bằng tiền khác: Các chi phí khác như chi phí hội nghị, tàu xe di chuyển, địa điểm, các khoản chi cho nhân viên…

>>Có thể bạn quan tâm: Báo cáo tài chính gồm những gì? Cập nhật mới nhất 2024

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì
Cấu trúc Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nguồn ảnh: Internet

3. Tầm quan trọng của việc xác định chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những điều quan trọng hàng đầu đối với hoạt động của một doanh nghiệp. Do đó, chủ doanh nghiệp cần theo dõi và nắm bắt các chi phí này một cách chặt chẽ. Việc xác định rõ ràng chi phí này của doanh nghiệp sẽ đem tới rất nhiều những lợi ích:

  • Là tiền đề để các doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh thông minh và xác định được những lĩnh vực cần tập trung đầu tư, đặt giá bán hoặc phân tích khả năng tạo lợi nhuận hiệu quả từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững.
  • Điều chỉnh và cập nhật chiến lược kinh doanh phù hợp dựa vào xu hướng của thị trường. Như xác định các khoản chi phí đang chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp có thể thích nghi nhanh chóng như cắt giảm hoặc tối ưu hóa chi phí để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối ưu hóa hiệu quả.
  • Tiết kiệm trong quản lý và sử dụng các nguồn lực của tổ chức.
  • Người quản lý dễ dàng kiểm soát các hoạt động kinh doanh của tổ chức hơn, vì đây là cơ sở để đánh giá và là giá thành định mức chuẩn.
  • Tăng tính minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và các tiêu chuẩn kế toán nhằm tăng sự tin cậy trong mắt cả nhà đầu tư, đối tác kinh doanh và cơ quan quản lý.
  • Đo lường đánh giá hiệu suất của các hoạt động quản lý từ đó xác định cách thức cũng như quy trình tốt nhất để cải thiện và tăng cường giá trị cho khách hàng.
  • Dự báo và lập kế hoạch kinh doanh trong tương lai chính xác hơn. Vì các số liệu này giúp doanh nghiệp đưa ra dự đoán về tình hình tài chính và xác định các biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu.
Ý nghĩa của việc xác định và kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp
Ý nghĩa của việc xác định và kiểm soát chi phí
Nguồn ảnh: Internet

4. Cách hạch toán chi phí

Phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 177/2015/TT-BTC như sau:

Bên Nợ:

  • Các chi phí quản lý kinh doanh được phát sinh trong kỳ.
  • Số dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng phải trả (với điều kiện số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).

Bên Có:

  • Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh.
  • Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng phải trả (số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
  • Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản phải trả cho nhân viên, cán bộ (ghi vào Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp) và Có TK 338, 334.
  • Giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào sử dụng ngay (ghi vào Nợ TK 642 và Nợ TK 133 nếu được khấu trừ, và Có các TK 152, 111, 112, 242, 331…).
  • Giá trị dụng cụ, đồ dùng văn phòng mua về sử dụng ngay (ghi vào Nợ TK 642, Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ, và Có các TK 111, 112, 331…).

5. Một số phương pháp tối ưu chi phí doanh nghiệp hiệu quả

5.1. Tối ưu hóa quy trình quản lý

Việc xây dựng một hệ thống quản lý tối ưu sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và mức chi cho hoạt động.

Doanh nghiệp cần đảm bảo quá trình hoạt động đúng với quy trình, tránh sự không rõ ràng dẫn tới năng suất kém, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của cả tổ chức.

Cách quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Cách kiểm soát chi phí hiệu quả
Nguồn ảnh: Internet

5.2. Sử dụng công nghệ hiện đại

Việc tích hợp công nghệ hiện đại vào các khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp là chìa khóa để giảm thiểu chi phí. Sử dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp cho phép tự động hóa các quy trình, giảm sự phụ thuộc vào con người và tối ưu hóa quản lý tài nguyên, giảm chi cho nguồn lực và tiết kiệm thời gian.

Các doanh nghiệp có thể tham khảo Finan – giải pháp quản lý tài chính toàn diện và chính xác cho doanh nghiệp, giúp tự động hóa quy trình thu chi, đối soát tự động, đồng thời dự báo tình hình tài chính để ra quyết định kinh doanh thông minh hơn.

5.3. Lựa chọn nhà cung cấp kỹ lưỡng

Việc tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vật tư và dịch vụ. Cần đánh giá kỹ các nhà cung cấp dựa trên nhiều tiêu chí như chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ hậu mãi và khả năng đáp ứng yêu cầu. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải dành thời gian để nghiên cứu và so sánh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Trên đây là những thông tin cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp. Finan chúc các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, thành công tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường!

Leave a Reply